Thế giới

Thế giới không thể trì hoãn hành động tham vọng để chống lại biến đổi khí hậu

ClockThứ Ba, 10/08/2021 14:43
TTH.VN - “Nhân loại không thể trì hoãn hành động đầy tham vọng để chống lại biến đổi khí hậu”, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 9/8 cho biết sau khi báo cáo mang tính bước ngoặt của Liên Hiệp quốc cảnh báo về nguy cơ biến đổi khí hậu gia tăng được công bố.

Anh nới lỏng một số hạn chế đi lại do COVID-19 cho đại biểu dự COP26Vương quốc Anh đầu tư 7 triệu USD vào nghiên cứu khả năng chống chịu khí hậuDân số đối mặt với nguy cơ lũ lụt tăng gần 25% kể từ năm 2000Địa Trung Hải trở thành "điểm nóng cháy rừng"Cháy rừng hoành hành khắp Nam Âu

Biến đổi khí hậu đang gây nên những thảm họa vô cùng tàn khốc cho hành tinh và con người. Ảnh minh họa: The Ariston Comfort Challenge/VTV News

Sau nhiều năm thực hiện, báo cáo được 195 quốc gia phê duyệt đã nhấn mạnh tính nghiêm trọng rằng chính phủ các nước đang phải đối mặt với nhiều bằng chứng cho thấy, biến đổi khí hậu là một mối đe dọa hiện hữu.

“Thời điểm này đòi hỏi các nhà lãnh đạo thế giới, khu vực tư nhân và các cá nhân cùng hành động khẩn cấp và làm mọi thứ cần thiết để bảo vệ hành tinh. Chúng ta không thể trì hoãn hành động khí hậu lâu hơn nữa”, Ngoại trưởng Antony Blinken nhấn mạnh trong một tuyên bố.

Được biết, với lượng nhiệt nóng lên trên toàn cầu chạm mốc 1,1oC cho đến nay, một loạt các thảm họa thời tiết chết người do biến đổi khí hậu gây ra đã không ngừng gia tăng, trong đó có thể kể đến những đợt nắng nóng đến chảy nhựa đường ở Canada, cho đến những trận cháy rừng tưởng như không thể xảy ra ở Hy Lạp và California (Mỹ).

Ngoại trưởng Antony Blinken nhận định: “Chúng ta đang nhìn thấy những tác động bất lợi của những sự kiện này đối với đời sống và sinh kế người dân trên khắp thế giới. Đây là lý do tại sao Mỹ đã ra cam kết giảm 50% - 52% lượng khí thải vào năm 2030 so với mốc năm 2005, đồng thời cũng yêu cầu chính phủ liên bang giải quyết khủng hoảng khí hậu”.

Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa qua cũng ra tuyên bố về ý định đưa Mỹ trở thành nhà lãnh đạo trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, cũng như tái tham gia Thỏa thuận khí hậu Paris và chỉ định Cựu Ngoại trưởng John Kerry làm đặc phái viên khí hậu của mình.

Thêm vào đó, chính quyền của ông Joe Biden cũng công bố khoản tiền trị giá 5 tỷ USD để giúp các liên bang và cộng đồng địa phương chuẩn bị tốt hơn cho các thảm họa lớn liên quan đến hiện tượng thời tiết khắc nghiệt.

Theo Nhà Trắng, tần xuất xảy ra các hiện tượng thời tiết cực đoan và các thảm họa liên quan đến biến đổi khí hậu đã bùng nổ trong những năm gần đây. Cụ thể, nơi mà Mỹ hứng chịu trung bình 6 thảm họa lớn/năm trong giai đoạn từ 2000 - 2009, thì nay, con số này đã tăng lên 13 thảm họa/năm trong khoảng thời gian từ 2010 -  2020.

Đan Lê (Lược dịch từ CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Return to top