ClockThứ Tư, 05/10/2016 13:55

​Ngân hàng Hà Lan thay 5.800 nhân viên bằng máy

Ngân hàng ING, một ngân hàng lớn tại Hà Lan, tuần này công bố kế hoạch tiết kiệm 1 tỉ USD mỗi năm từ việc cắt giảm 5.800 nhân sự để chuyển sang giai đoạn xử lý số hóa.

 

​Ngân hàng Hà Lan thay 5.800 nhân viên bằng máy 
Một số nghiên cứu ước tính khoảng 10% việc làm tại các nước giàu có nguy cơ bị tự động hóa - Ảnh: Reuters

Theo báo Quartz, cùng với việc cắt giảm 5.800 việc làm, hơn 1.200 nhân viên khác cũng sẽ phải thay đổi công việc hoặc di chuyển vị trí làm việc.

Quá trình chuyển đổi số hóa này không hề rẻ. Ngân hàng ING dự kiến đầu tư 800 triệu euro (898 triệu USD) trong 5 năm tới cho công nghệ để chuẩn hóa hạ tầng xử lý, dữ liệu và các quá trình khác nhằm đưa họ trở thành một ngân hàng hoạt động trên nền tảng công nghệ số hóa.

Hầu hết các công việc bị cắt giảm đều là các vị trí làm việc toàn thời gian tại Bỉ và Hà Lan. Tại đây các bộ phận quản lý rủi ro, tài chính, nhân sự và công nghệ thông tin sẽ được tập trung hóa.

Riêng tại Bỉ số chi nhánh của ING sẽ cắt giảm từ 1.200 xuống còn 650.

Để chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi này, ING đã dành riêng 1,1 tỉ euro (1,2 tỉ USD) giải quyết cho nhân viên nghỉ việc. Cộng thêm với chi phí đầu tư công nghệ, tổng ngân sách cho quá trình chuyển đổi số hóa với ING là hơn 2 tỉ USD.

Một số nghiên cứu ước tính khoảng 10% việc làm tại các nước giàu có nguy cơ bị tự động hóa. Các công việc càng có tính chất cơ học và lặp lại thì càng có nguy cơ cao bị robot thay thế.

Trên thực tế, ngân hàng ING không phải là doanh nghiệp đơn lẻ đang đổ tiền đầu tư cho quá trình chuyển đổi sang công nghệ số hóa với dịch vụ ngân hàng.

Tuần trước ngân hàng Commerzbank của Đức cũng thông báo tới năm 2020 sẽ số hóa và tự động hóa khoảng 80% các công đoạn giao dịch, cắt giảm tới 9.600 việc làm toàn thời gian với chi phí đầu tư chuyển đổi là 1,1 tỉ euro (1,2 tỉ USD).

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung

Các tổ chức tín dụng trên địa bàn đã triển khai nhiều chương trình tín dụng hướng vào các lĩnh vực ưu tiên, các động lực tăng trưởng và các lĩnh vực có thế mạnh của tỉnh. Đó là khẳng định của ông Phạm Bá Nam, Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) tỉnh tại hội nghị đối thoại, kết nối ngân hàng, doanh nghiệp (DN) trên địa bàn chiều 14/11.

Ngân hàng và doanh nghiệp cần có tiếng nói chung
Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách

Ngày 25/10, Đoàn công tác của Hội đồng quản trị (HĐQT) Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Việt Nam do ông Ngô Văn Cương, thành viên HĐQT NHCSXH Việt Nam làm Trưởng đoàn đã có buổi kiểm tra, giám sát đối với hoạt động tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh.

Cần tháo gỡ các nút thắt về vốn cho hoạt động tín dụng chính sách
CHUYỂN ĐỔI SỐ NGÀNH NGÂN HÀNG:
Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ

Chuyển đổi số ngành ngân hàng đã và sẽ góp phần quan trọng kéo gần khoảng cách trong tiếp cận dịch vụ ngân hàng, nhất là các địa phương vùng sâu, vùng xa..., là chia sẻ của ông Lê Việt Sỹ, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) chi nhánh tỉnh với Thừa Thiên Huế Cuối tuần.

Kéo gần khoảng cách trong tiếp cận các dịch vụ
Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

Đó là yêu cầu của UVTV Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, Trưởng Ban đại diện HĐQT Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Nguyễn Thanh Bình tại Phiên họp Ban đại diện Hội đồng quản trị NHCSXH tỉnh Thừa Thiên Huế sáng 8/10.

Cần phát huy hiệu quả nguồn vốn tín dụng chính sách

TIN MỚI

Chuyên sửa máy phát điện Vũng Tàu giá rẻĐại lý máy lạnh âm trần chính hãng Sửa máy giặt Quận 3 Cung cấp Máy nén điều hòa chất lượng
Return to top