ClockThứ Ba, 23/02/2016 17:40

10 triệu người ở Ấn Độ không có nước sạch do bạo động

Hơn 10 triệu người ở thủ đô New Delhi, Ấn Độ phải sống trong cảnh không có nước sạch sau khi người biểu tình phá hoại kênh dẫn nước Munak
Hàng chục triệu người ở thủ đô New Delhi của Ấn Độ sống trong cảnh không nước sinh hoạt - Ảnh: EPA

Báo The Press Trust of India cho biết quân đội đã giành lại quyền kiểm soát kênh Munak sáng 22-2, sau khi nhiều người biểu tình thuộc cộng đồng Jat chiếm giữ con kênh này.

Cộng đồng trên phẫn nộ vì chính quyền áp đặt hạn ngạch việc làm đối với họ.

Song, giới chức New Delhi cho biết công tác sửa chữa những hư hại của con kênh này phải mất nhiều thời gian.

Theo giám đốc Ủy ban nguồn nước New Delhi - ông Keshav Chandra,  phải mất từ ba đến bốn ngày mới có thể khôi phục các nguồn cung cấp nước bình thường cho các khu vực bị ảnh hưởng ở thủ đô của Ấn Độ.

Khoảng 16 triệu người sống ở thành phố này và có đến hơn một nửa cư dân ở đây sống nhờ nguồn nước từ kênh Munak. Con kênh này còn chảy xuyên qua bang Haryana, giáp với New Delhi.

Ông Chandra cho biết chính quyền thành phố đã ban bố cảnh báo người dân tiết kiệm nước. Song song đó, giới chức New Delhi đã đưa các phương tiện chở nước đến các khu vực bị ảnh hưởng để hỗ trợ người dân. 

Tuy nhiên, lượng nước này cũng không đủ đáp ứng nhu cầu sử dụng nước của người dân trong tình trạng khủng hoảng hiện nay.

Toàn bộ trường học ở New Delhi đã đóng cửa do rơi vào khủng hoảng nước sạch. Có 16 người đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương trong ba ngày cộng đồng Jat bạo động.

Ông Sanjoy Majumder sống ở khu vực biên giới giữa New Delhi và bang Haryana cho biết những người biểu tình đã không chịu di dời những chướng ngại vật mà họ dựng lên, nhằm phong tỏa các con đường trước đó.

Người biểu tình thuộc cộng đồng Jat đã rầm rộ xuống đường bất chấp lệnh giới nghiêm và quân đội được triển khai. Có thông tin quân đội Ấn Độ đã nổ súng vào người biểu tình ở các quận Rohtak và Jhajjar.

Cộng đồng người Jat thường sống ở Haryana và bảy bang khác ở bắc Ấn Độ. Họ được đánh giá là một cộng đồng có ảnh hưởng chính trị ở khu vực này.

Cuộc bạo động này buộc chính quyền liên bang Ấn Độ phải đóng cửa nhiều tuyến đường bộ và đường cao tốc chính, cũng như làm tê liệt hệ thống đường sắc ở vùng đông bắc Ấn Độ. 

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới

Theo phóng viên TTXVN tại New Delhi, ngày 5/12, nhằm ngăn ngừa nguy cơ tái diễn đối đầu quân sự dọc Ranh giới kiểm soát thực tế (LAC), Ấn Độ và Trung Quốc đã tiến hành đối thoại ngoại giao, trong đó nhìn lại những bài học kinh nghiệm từ cuộc đối đầu tại khu vực Đông Ladakh (mà Trung Quốc gọi là Aksai Chin).

Ấn Độ, Trung Quốc cam kết duy trì hòa bình ở khu vực biên giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

TIN MỚI

Return to top