ClockThứ Bảy, 17/06/2017 14:33

11% thiếu niên trẻ trên thế giới hút thuốc lá

TTH.VN - Khoảng 11% thiếu niên trẻ trong độ tuổi từ 13-15 trên toàn thế giới sử dụng các sản phẩm thuốc lá như thuốc điếu và xì gà, một cuộc khảo sát toàn cầu ở học sinh-sinh viên cho thấy.

WHO: Thuốc lá tàn phá môi trường, làm 7 triệu người thiệt mạng mỗi nămIndonesdia tiến hành từng bước nhỏ chống thuốc láSingapore nâng tuổi hút thuốc từ 18 lên 21Hút thuốc trong thai kỳ gây tổn hại đến mắt của thai nhiNgửi khói thuốc từ thời thơ ấu có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai

Nhiều thanh thiếu niên trẻ có hút thuốc muốn từ bỏ thói quen này. Ảnh: Huffington Post

Theo nghiên cứu, sử dụng thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu thế giới gây tử vong và bệnh nặng có thể phòng ngừa được, giết chết khoảng 6 triệu người/năm, các nhà nghiên cứu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Bệnh của Hoa Kỳ (CDC) nêu rõ trong báo cáo về việc hút thuốc của thiếu niên. Hầu hết người hút thuốc đều hình thành thói quen này ở tuổi thiếu niên.

Báo cáo thu thập dữ liệu từ các cuộc điều tra thanh thiếu niên ở 61 quốc gia, được thực hiện từ năm 2012 đến năm 2015. Một nửa các quốc gia trong số đó có tỷ lệ hút thuốc ít nhất là 15% đối với trẻ em trai và 8% đối với trẻ em gái.
Tác giả chính của nghiên cứu, ông Rene Arrazola thuộc Văn phòng Hút thuốc lá và Y tế tại CDC cho biết: "Hút thuốc đã làm hại đến hầu hết mọi cơ quan trong cơ thể, và khoa học cho thấy hầu hết người hút thuốc lớn tuổi bắt đầu hút thuốc ở tuổi vị thành niên".

Ở tất cả các quốc gia trong nghiên cứu, tỷ lệ hút thuốc ở tuổi vị thành niên thấp nhất là 1,7% ở Sri Lanka, trong khi quốc gia có tỷ lệ cao nhất là Timor-Leste  với 35%.
Trong phần lớn các nước, ít nhất 1/2 số người hút thuốc lá hiện nay cho biết họ muốn bỏ thuốc, nghiên cứu cũng cho thấy. Tỷ lệ học sinh hút thuốc muốn từ bỏ thói quen này mức dao động từ 32% ở Uruguay lên đến 90% ở Philippines.

Theo nhà nghiên cứu Karam-Hage, một loạt các chính sách ở cấp quốc gia có thể ảnh hưởng đến việc thanh thiếu niên trẻ hút thuốc hay không. Ông cho biết: "các giá trị văn hoá và các chuẩn mực trong từng quốc gia là điều quan trọng nhất, tiếp theo là các yếu tố kinh tế (giá cả và thuế), các hạn chế về tuổi tác và các chính sách...".

Tố Quyên (Theo Reuters & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
Coi chừng việc hút thuốc lá nơi công cộng

Đang mải mê ngồi hóng gió ngắm những tia nước mát bắn ra từ đài phun nước (công viên Lý Tự Trọng, TP. Huế) thì cậu con trai kêu chị gái: "Chị Mít ơi, bịt mũi lại, có người hút thuốc kìa". Tôi ngoái lại nhìn theo hướng tay con đang chỉ, thì đúng là có một người đàn ông vừa mới châm điếu thuốc lên hút.

Coi chừng việc hút thuốc lá nơi công cộng
WHO: Số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầu

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 17/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một tín hiệu vui khi số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm, bất chấp những nỗ lực của ngành gây nguy hại cho tiến trình loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm tương tự khác.

WHO Số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầu
Đừng dửng dưng

Nhiều người biết hút thuốc lá thụ động ảnh hưởng đến sức khỏe, nhưng không hiểu sao vẫn ngại lên tiếng, ngại phản đối mà âm thầm chịu đựng.

Đừng dửng dưng
Return to top