ClockThứ Năm, 22/12/2016 22:43

2016: Năm chuyển đổi từ đàm phán sang hành động khí hậu

TTH - Khi nhắc đến biến đổi khí hậu và nỗ lực kiểm soát vấn đề này, 2016 là một năm đặc biệt, theo hãng tin Reuters ngày 22/12.

Khói thải bốc lên từ lò đốt than Merrimack ở bang New Hampshire, Mỹ. Ảnh: AP

Trong năm nay, đà thực hiện các mục tiêu của Hiệp định Paris nhằm kiềm chế sự nóng lên toàn cầu đứng trên bờ vực trì trệ, sau khi ông Donald Trump đắc cử Tổng thống Mỹ, dẫn đến lo ngại ông có thể kéo nước phát thải lớn thứ hai thế giới ra khỏi hiệp định.

Tuy nhiên, sự bùng nổ của các nỗ lực thúc đẩy hành động khí hậu ở cấp địa phương, quốc gia và quốc tế đã ấp ủ hy vọng cho những chuyển động toàn cầu để giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu.

Quan trọng hơn cả là tiền đang được chuyển dần từ các dự án có hại với môi trường sang những dự án đầu tư sạch hơn và xanh hơn. Năng lượng tái tạo cũng trở nên rẻ hơn nhiều, giúp tăng sức cạnh tranh so với nhiên liệu hóa thạch.

Cũng trong một năm mà mức kỷ lục mới về nhiệt độ được thiết lập, một phần do hiện tượng El Nino, các Chính phủ không ngừng tăng cường những biện pháp cụ thể để bảo vệ người dân khỏi hiện tượng khí hậu và thời tiết khắc nghiệt như lũ lụt, hạn hán và bão.

LÊ THẢO (Lược dịch từ Reuters & Europe Breaking News)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Phi cần 277 tỷ USD/năm để thích ứng với khí hậu

Tham dự một hội nghị cấp cao về tài chính khí hậu, Chủ tịch nhóm Ngân hàng Phát triển châu Phi (AfDB) Akinwumi Adesina vừa lên tiếng kêu gọi hành động khẩn cấp khi biến đổi khí hậu tiếp tục tàn phá nhiều quốc gia châu Phi.

Châu Phi cần 277 tỷ USD năm để thích ứng với khí hậu
175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa

Các nhà đàm phán từ 175 quốc gia sẽ nhóm họp từ ngày 23 - 29/4 tại thủ đô Ottawa của Canada để đưa ra một hiệp ước toàn cầu mang tính ràng buộc nhằm chấm dứt vấn đề ô nhiễm nhựa, với nhiều điểm vướng mắc cần được giải quyết, 5 tháng sau khi vòng đàm phán gần đây nhất được tổ chức ở Kenya.

175 quốc gia đàm phán về hiệp ước toàn cầu chống ô nhiễm nhựa
WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu

Ngân hàng Thế giới (WB) vừa cho biết 11 quốc gia đã cam kết đóng góp hơn 11 tỷ USD cho các công cụ vốn kết hợp và bảo lãnh danh mục đầu tư mới, được thiết kế để mở rộng năng lực cho vay của WB thêm 70 tỷ USD trong một thập kỷ, nhằm giải quyết các vấn đề biến đổi khí hậu, đại dịch và các thách thức toàn cầu khác.

WB nhận được cam kết hơn 11 tỷ USD để ứng phó với khí hậu và thách thức toàn cầu
Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa

Một nhóm gồm 160 công ty tài chính ngày hôm nay (19/4) đã lên tiếng kêu gọi các chính phủ nhất trí về một hiệp ước chấm dứt ô nhiễm nhựa, nhằm giúp thúc đẩy hành động của khu vực tư nhân, trước vòng đàm phán toàn cầu tiếp theo ở Canada.

Các công ty tài chính kêu gọi hành động về ô nhiễm nhựa
Hành động vì động vật hoang dã

Động vật hoang dã (ĐVHD) được ví như một tài nguyên quý thúc đẩy sự phát triển toàn diện của xã hội. Là địa bàn rộng, dân cư đông nên TP. Huế đã và đang triển khai nhiều giải pháp, hành động vì ĐVHD góp phần nâng cao nhận thức của người dân về bảo tồn thiên nhiên, hạn chế việc tiêu thụ, vận chuyển, tàng trữ và sử dụng trái phép các sản phẩm ĐVHD.

Hành động vì động vật hoang dã
Return to top