ClockChủ Nhật, 09/12/2018 06:55

ADB hỗ trợ châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng cam kết khí hậu

TTH.VN - Mục tiêu sau cùng của sáng kiến là giúp các quốc gia DMCs đạt được các hiểu biết quan trọng về những gì được đưa ra trong điều khoản 6 của thỏa thuận Paris.

ADB phê duyệt các khoản đầu tư công nghệ thông tin giai đoạn 2019-2023Châu Á-Thái Bình Dương cần thúc đẩy bình đẳng giới để đạt được sự phát triển bền vững37 quốc gia nhóm họp về xây dựng năng lực thiết kế và thực hiện dự ánADB: Hợp tác khu vực giúp châu Á giải quyết thách thức xuyên biên giới

Biến đổi khí hậu là một thách thức cần sự hành động ở cấp toàn cầu. Ảnh: ADB

Vừa qua, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) đã ra mắt một sáng kiến trị giá 4 triệu USD nhằm giúp các nước thành viên đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương (DMCs) chống lại biến đổi khí hậu thông qua một điều khoản quan trọng của thỏa thuận Paris.

Được tài trợ bởi ADB, chính phủ Đức cũng như Cơ quan năng lượng Thụy Điển, sáng kiến này sẽ cung cấp hỗ trợ về kỹ thuật, nâng cao năng lực và hỗ trợ chính sách phát triển để giúp các nước DMCs đạt được nội dung của điều khoản 6 thuộc thỏa thuận Paris. Trong đó, các nước tự nguyện cam kết sẽ giảm lượng khí thải carbon của mình.

Mục tiêu sau cùng của sáng kiến là giúp các quốc gia DMCs đạt được các hiểu biết quan trọng về những gì được đưa ra trong điều khoản 6 của thỏa thuận, rút ra bài học từ các hoạt động thí điểm và tăng cường sự chuẩn bị cho việc tham gia vào thị trường Carbon kể từ năm 2020 trở đi, đồng thời góp phần vào các đàm phán quốc tế trong thời gian tới.

Dự kiến thỏa thuận Paris sẽ được ký kết vào 1/1/2020 với mục tiêu giới hạn tối đa khả năng gia tăng nhiệt độ trung bình toàn cầu xuống dưới 2oC.

Tổng Giám đốc cơ quan phát triển bền vững và biến đổi khí hậu của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), ông Woochong Um nhấn mạnh: “Sáng kiến này sẽ đóng một vai trò quan trọng trong việc triển khai thỏa thuận Paris. Chúng tôi rất vui mừng vì sáng kiến đã được đưa ra vào đúng thời điểm quan trọng”.

Cũng theo vị Tổng Giám đốc, biến đổi khí hậu là một thử thách cần phải có hoạt động đối phó ở cấp độ toàn cầu và ADB tin tưởng sáng kiến này sẽ mang lại nhiều trải nghiệm thực tế quan trọng, cũng như sự đổi mới và những kiến thức cần thiết để các quốc gia đang phát triển trong khu vực châu Á – Thái Bình Dương đáp ứng mục tiêu phát thải đã đề ra trước đó.

Sáng kiến được coi là một trong những bước tiến mới của ADB trong việc đáp ứng cam kết giải quyết biến đổi khí hậu – một phần cốt lõi của chiến lược dài hạn là chiến lược 2030. Chiến lược này cam kết ADB sẽ tăng cường hành động giải quyết tác động của biến đổi khí hậu, cũng như các nguy cơ về khí hậu, thiên tai và suy thoái môi trường như 1 trong 7 ưu tiên hoạt động chính của mình.

Trong khuôn khổ chiến lược 2030, ADB sẽ mở rộng tầm nhìn hướng tới một châu Á – Thái Bình Dương thịnh vượng, đồng đều, thích ứng và bền vững, trong khi duy trì nỗ lực xóa nghèo cùng cực.

Đan Lê (Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top