ClockThứ Hai, 03/06/2019 20:22

ADB, MIGA hợp tác, tăng cường đầu tư vào châu Á-Thái Bình Dương

TTH - Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) và Cơ quan Bảo lãnh Đầu tư Đa phương (MIGA) – cơ quan chuyên về bảo hiểm rủi ro chính trị và tăng cường tín dụng của Nhóm Ngân hàng Thế giới (World Bank Group) thống nhất sẽ hợp tác chặt chẽ hơn để tăng dòng vốn đầu tư khu vực tư nhân vào các nền kinh tế mới nổi ở châu Á-Thái Bình Dương, phù hợp với mục tiêu phát triển năm 2030, thông tin chính thức từ ADB cho biết.

ADB tài trợ 300 triệu USD để cải cách giáo dục trung học ở PhilippinesADB chi 5 tỷ USD cho cuộc chiến chống ô nhiễm biển ở châu Á - Thái Bình Dương

Trụ sở ADB tại Manila, Philippines. Ảnh: News.tj

Với việc ký kết thỏa thuận hợp tác trong tuần trước, hai tổ chức này dự kiến sẽ ​​sử dụng nhiều hơn các sản phẩm tài chính tương ứng của họ trong các dự án chung.

Theo ông Diwakar Gupta - Phó Chủ tịch ADB phụ trách các hoạt động của khu vực tư nhân và Quan hệ đối tác công tư, thỏa thuận này sẽ cho phép cả hai tổ chức tận dụng vốn tư nhân bổ sung cho các mục đích phát triển. “Đây là một hệ số quan trọng của tài chính phát triển đa phương, có thể giúp khu vực quản lý các thách thức đối với sự tăng trưởng toàn diện và bền vững của nó”, Phó Chủ tịch Gupta nhấn mạnh.

Được biết, thỏa thuận hợp tác này thay thế cho một thỏa thuận trước đó và sẽ có hiệu lực trong vòng 3 năm kể từ khi ký kết. Thoả thuận đưa ra một cam kết hợp tác mạnh mẽ hơn trong việc xác định các dự án mới, đồng thời làm sâu sắc thêm mối quan hệ giữa hai tổ chức và các nhà đầu tư khu vực tư nhân tiềm năng. Đồng thời, nó tiếp tục kêu gọi sự phối hợp tốt hơn trong tất cả các giai đoạn của một dự án, từ tham vấn và tiếp thị, cho đến bảo lãnh và thực hiện.

Để giúp khuyến khích đầu tư tư nhân nhiều hơn vào các nước đang phát triển, Nhóm các Cá nhân Ưu tú (Eminent Persons Group – EPG) do G20 thành lập đã đưa ra lời khuyên rằng MIGA và các tổ chức tài chính khác nên hợp tác chặt chẽ hơn và thỏa thuận hợp tác này cũng đóng góp cho chương trình nghị sự đó.

MIGA được thành lập vào năm 1988 với tư cách là thành viên của Nhóm Ngân hàng Thế giới nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các nền kinh tế mới nổi bằng cách giúp giảm thiểu rủi ro trong việc hạn chế quy đổi và chuyển đổi tiền tệ, vi phạm hợp đồng, chiếm đoạt và các vấn đề như chiến tranh & tranh chấp dân sự, đồng thời tăng cường tín dụng cho các nhà đầu tư tư nhân và người cho vay. Những đảm bảo của MIGA cũng giúp các nhà đầu tư bảo vệ các khoản đầu tư trực tiếp nước ngoài trước các rủi ro chính trị và phi thương mại ở các nước đang phát triển. Kể từ khi thành lập, MIGA đã trực tiếp hỗ trợ hơn 52 tỷ USD đầu tư vào 111 quốc gia đang phát triển trên toàn cầu.

Năm 2018, ADB đã thực hiện các cam kết về các khoản vay và trợ cấp mới lên tới 21,6 tỉ USD. Được thành lập vào năm 1966, ADB thuộc sở hữu của 68 thành viên, trong đó 49 thành viên từ khu vực châu Á - Thái Bình Dương. Cho đến nay, ADB vẫn nhấn mạnh cam kết đạt được một châu Á và Thái Bình Dương thịnh vượng, bao trùm, kiên cường và bền vững, đồng thời duy trì các nỗ lực của mình để xóa đói nghèo cùng cực.

TỐ QUYÊN 

(Lược dịch từ ADB)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị

Theo đánh giá của Sở Xây dựng, hệ thống thoát nước ở Khu đô thị mới (KĐTM) An Vân Dương tính đến thời điểm hiện tại đã đáp ứng cơ bản nhu cầu tiêu thoát nước mưa trong khu vục. Tuy nhiên, vẫn có một số vị trí có tình trạng ngập úng cục bộ do vướng mặt bằng nên chưa đầu tư liên thông hệ thống thoát nước đồng bộ.

Đầu tư hoàn chỉnh hệ thống thoát nước đô thị
Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp

Thừa Thiên Huế là địa phương đi đầu trong công tác hỗ trợ doanh nghiệp và có nhiều chính sách đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), song nhìn nhận từ góc độ bao phủ của chính sách vẫn chưa đáp ứng hết nhu cầu của DN, nhất là DN các tuyến huyện, thị xã.

Khuyến khích hợp tác công tư trong hỗ trợ doanh nghiệp
Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh

Với lợi thế cách Khu kinh tế Chân Mây - Lăng Cô khoảng 40km, đồng thời nằm trên tuyến hành lang kinh tế Đông Tây, có QL1A và đường sắt Bắc- Nam đi qua, đặc biệt có Cảng Hàng không quốc tế Phú Bài và Khu công nghiệp (KCN) Phú Bài nên Hương Thủy hội tụ gần như đầy đủ các yếu tố thuận lợi để đẩy mạnh phát triển kinh tế, giao lưu thương mại với các vùng, miền trong nước cũng như quốc tế.

Phát huy thế mạnh trong thu hút đầu tư, kinh doanh
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Return to top