ClockThứ Ba, 25/06/2019 19:50

AMRO giảm dự báo tăng trưởng ASEAN+3 xuống 4,9% trong năm 2019 – 2020

TTH - Theo xu hướng toàn cầu, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã sụt giảm trong khu vực ASEAN+3.

AMRO: Tăng trưởng kinh tế ASEAN+3 sẽ chậm lại trong năm nayAMRO: Châu Á cần ưu tiên ổn định tăng trưởng khi rủi ro gia tăng

Tăng trưởng của ASEAN+3 dự báo giảm xuống 4,9% trong năm 2019. Ảnh minh hoạ: Gmanetwork.com

Trong bối cảnh căng thẳng thương mại leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc, Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) đã hạ dự báo tăng trưởng khu vực. Theo đó, tăng trưởng cơ bản hiện được kỳ vọng ở mức 4,9% trong năm 2019 và 2020, giảm so với ước tính 5,1% được đưa ra hồi đầu tháng 5, AMRO cho biết trong báo cáo cập nhật tháng 6 về triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 (bao gồm 10 nước ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản).

Trong một kịch bản xấu hơn khi Mỹ áp thuế 25% đối với hàng nhập khẩu còn lại của Trung Quốc, tăng trưởng dự kiến sẽ giảm xuống 4,7% trong năm 2019 và 4,5% trong năm 2020. Ngoại trừ Việt Nam và Philippines, giá trị xuất khẩu quanh khu vực đã suy yếu kể từ tháng 10/2018, dẫn đầu là Nhật Bản và Trung Quốc. Mặc dù Nhật Bản là một điểm sáng trong quý I/2019, nhưng các chỉ số cập nhật về điều kiện kinh doanh hàng tháng của nước này cho thấy một triển vọng yếu hơn sẽ diễn ra trong quý II.

Theo xu hướng toàn cầu, Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) đã sụt giảm trong khu vực ASEAN+3. Báo cáo lưu ý rằng, phạm vi trung bình giữa thông số PMI tối đa và tối thiểu của khu vực hẹp hơn phạm vi trung bình toàn cầu, cũng như của Eurozone, các thị trường phát triển hay các thị trường mới nổi khác. Điều này cho thấy các hoạt động sản xuất thông qua các chuỗi cung ứng khu vực ASEAN+3 được liên kết chặt chẽ hơn so với các khu vực khác, Business Times trích dẫn nhận định từ báo cáo.

Trong các thị trường tài chính, các thị trường mới nổi trong khu vực tiếp tục chứng kiến dòng vốn ròng tích cực hỗ trợ cho nhu cầu mạnh mẽ của trái phiếu nước ngoài. Thị trường vốn cổ phần khu vực cũng đã hồi phục song song với thị trường toàn cầu, được thúc đẩy bởi tín hiệu từ các ngân hàng trung ương lớn rằng sẽ nới lỏng chính sách tiền tệ nếu triển vọng tăng trưởng tiếp tục xấu đi.

Tuy nhiên, hầu hết các loại tiền tệ trong khu vực đã mất giá do những lo ngại về căng thẳng thương mại leo thang và sự xuất hiện thêm của một số quốc gia châu Á trong danh sách theo dõi thao túng tiền tệ của Mỹ gần đây.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
Châu Á - Thái Bình Dương:
Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027

Theo báo cáo “Dự báo chi tiêu công nghệ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương” vừa được Công ty nghiên cứu thị trường Forrester công bố, chi tiêu công nghệ trong khu vực này được kỳ vọng sẽ tiếp tục mạnh mẽ và tăng trưởng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm từ 6,4 - 7,4% hàng năm, đạt mức 876 tỷ USD vào năm 2027.

Chi tiêu công nghệ dự báo đạt 876 tỷ USD vào năm 2027
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top