ClockThứ Sáu, 10/05/2019 06:55

AMRO: Tăng trưởng kinh tế ASEAN+3 sẽ chậm lại trong năm nay

TTH.VN - Tờ Business Times ngày 9/5 trích dẫn báo cáo mới nhất từ ​​Văn phòng Nghiên cứu Kinh tế Vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) cho hay, tăng trưởng kinh tế ở các quốc gia ASEAN+3 được dự báo ​​sẽ giảm nhẹ trong năm 2019, do sự giảm tốc trong chi tiêu vốn và đầu tư công nghệ, cũng như căng thẳng thương mại Mỹ-Trung.

AMRO: Châu Á cần ưu tiên ổn định tăng trưởng khi rủi ro gia tăngTăng trưởng kinh tế khu vực Đông Á giảm còn 5,4% trong năm nayASEAN+3 tìm cách phối hợp ứng phó với khủng hoảng tài chính

Các lao động nữ làm việc tại một nhà máy may ở thủ đô Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: Khmer Times

Trong báo cáo triển vọng kinh tế khu vực thường niên của mình, AMRO nhận định, năm nay, nền kinh tế của các quốc gia ASEAN+3 dự kiến sẽ tăng trưởng ở mức 5,1%, giảm so với mức 5,3% hồi năm ngoái. Điều này sẽ có tác động đến lĩnh vực xuất khẩu của Campuchia.

Được biết, ASEAN+3 bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Cũng theo AMRO, tăng trưởng trong khu vực vẫn “kiên cường” trước những cơn gió ngược thương mại; tuy nhiên, trong thời gian ngắn, các rủi ro mà khu vực này phải đối mặt chủ yếu là từ bên ngoài.

Bản đồ Rủi ro Toàn cầu của AMRO lưu ý, rủi ro lớn nhất vẫn là sự leo thang của những căng thẳng thương mại toàn cầu.

“Những lo ngại của một sự kiện như vậy có thể đè nặng lên tăng trưởng toàn cầu, có khả năng dẫn đến một sự giảm tốc mạnh hơn, với nguy cơ trở nên trầm trọng hơn do sự chậm lại trong chi tiêu vốn và chu kỳ công nghệ. Khu vực này cũng có thể chịu ảnh hưởng bởi những cú sốc biến động từ thị trường tài chính hỗn loạn khi những kỳ vọng có thể thay đổi đột ngột”, AMRO nói thêm.

Trong bài phát biểu tại một cuộc hội thảo ở Fiji hồi tuần trước, Giám đốc AMRO, bà Junhong Chang nhận định, ASEAN+3 vẫn đang phải đối mặt với những thách thức cơ cấu trung và dài hạn, và nếu không được giải quyết dứt khoát, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển và thịnh vượng tiềm năng.

“Các thị trường tài chính toàn cầu hóa hiện nay được đặc trưng bởi những dòng vốn biến động. Vì vậy, câu hỏi đặt ra là chúng ta có thể làm những gì với vai trò là một khu vực để cải thiện khả năng phục hồi của các nền kinh tế đang phát triển trước những cú sốc biến động”, bà Junhong Chang nói thêm.

Qua đó, Giám đốc AMRO nhấn mạnh, phần lớn công việc chắc chắn phải là phát triển và củng cố kiến ​​trúc tài chính khu vực. Đặc biệt, điều này có nghĩa là phát triển và làm sâu sắc các thị trường vốn để "tái chế" các khoản tiết kiệm dồi dào trong khu vực, cũng như củng cố mạng lưới an toàn tài chính khu vực.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times & Khmer Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn

Trong bản cập nhật hàng quý mới nhất về Triển vọng kinh tế khu vực ASEAN+3 vừa được công bố ngày 3/10, Văn phòng Nghiên cứu kinh tế vĩ mô ASEAN+3 (AMRO) dự báo khu vực này - gồm các nước thành viên ASEAN và Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản - sẽ tăng trưởng 4,2% trong năm 2024 và mức tăng trưởng này sẽ tăng lên 4,4% vào năm 2025. Theo AMRO, sự phục hồi liên tục trong thương mại và du lịch nước ngoài, cùng với nhu cầu trong nước mạnh mẽ, sẽ vẫn là động lực chính cho tăng trưởng của khu vực.

Các nền kinh tế ASEAN+3 duy trì tăng trưởng vững chắc giữa nhiều bất ổn
Return to top