Ảnh minh họa: ADB
Theo dữ liệu từ Data Leads, Ấn Độ được dự báo sẽ vượt qua hai nền kinh tế lớn mạnh là Trung Quốc và Singapore để trở thành quốc gia đạt mức tăng trưởng GDP cao nhất ở châu Á.
Cụ thể, Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho hay, Ấn Độ hiện vẫn đang tiếp tục chứng kiến đà phát triển lớp mạnh với mức tăng trưởng GDP cao nhất vào khoảng 7,3% trong năm 2018, lớn hơn nhiều so với mức 6,7% vào năm 2017.
Trong lúc đó, nhờ vào xuất khẩu mở rộng, tiêu dùng nội địa tăng, đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ và ngành nông nghiệp phát triển mạnh, GDP của Việt Nam sẽ đạt mức 7,1% vào năm 2018. Hiện đất nước đã và đang có sự cải thiện đáng kể về lực lượng lao động. Nhìn chung, đây là công cụ chính đóng góp vai trò rất lớn cho sự phát triển của đất nước.
Cũng theo Data Leads, Bhutan – đất nước nổi bật về xây dựng nền kinh tế về phát triển năng lượng sạch cũng được dự kiến sẽ đạt mức tăng trưởng rất lớn vào khoảng 7,1% trong năm 2018 này.
Xếp sau Bhutan và Việt Nam, sự thúc đẩy có hiệu quả trong nông nghiệp và công nghiệp đã và đang giúp Bangladesh giữ vững đà tăng trưởng ổn định với khoảng 7% GDP. Tuy nhiên, đất nước này được dự báo sẽ chứng kiến mức giảm nhẹ so với năm ngoái – khi tốc độ tăng trưởng đạt 7,3%.
Bảng xếp hạng tăng trưởng GDP của các nước trong khu vực châu Á. Ảnh: ANN
Cũng trong cùng khu vực, tốc độ tăng trưởng của Lào, Myanmar và Philippines sẽ tương đối giống nhau, vào khoảng 6,8%. Bên cạnh đó, Trung Quốc – một trong những cường quốc kinh tế lớn nhất châu Á có khả năng sẽ chỉ dừng lại ở mức 6,6% vào năm 2018, thấp hơn so với mức 6,9% của một năm trước đó.
Ngoài ra, thâm hụt quá lớn đã bóp nghẹt tốc độ tăng trưởng của Pakistan. Do đó, dự kiến trong năm nay quốc gia này sẽ chỉ đạt mức tăng trưởng 5,6%. Song xét về cục diện chung, đà tăng trưởng này đã nhỉn hơn so với mức 5,4% của năm 2017.
Indonesia và Malaysia sẽ chia sẻ đà tăng trưởng chung vào khoảng 5,3% vào năm 2018. Tuy nhiên, so với 1 năm trước, trong khi Indonesia chứng kiến đà khởi sắc hơn so với mức 5,1%, Malaysia lại ghi nhận sự thụt lùi so với những gì nước này đạt được với mức tăng trưởng 5,9%.
Do ảnh hưởng kinh hoàng bởi lũ lụt, những khó khăn về tái cơ cấu và phát triển sẽ ảnh hưởng rất rõ, khiến đà tăng trưởng của nước này có thể sẽ chỉ dừng ở mức 4,9%, giảm mạnh so với 7,4% của năm 2017.
Bên cạnh Thái Lan – đất nước chứng kiến đà tăng trưởng khoảng 4%, các quốc gia khác trong khu vực bao gồm Mongolia, Singapore, Hàn Quốc và Brunei sẽ đối mặt với tình trạng tăng trưởng khá kém so với năm 2017.
Tổng quan chung, theo dự đoán từ ADB, trong khi đà tăng trưởng của châu Á sẽ ở mức 6% vào năm 2018, dự kiến số liệu này của năm 2019 sẽ giảm xuống còn 5,8%.
Đan Lê (Lược dịch từ ANN News)