ClockThứ Sáu, 10/08/2018 10:08

Ấn Độ mở đập lớn nhất châu Á để xả lũ

Mưa lớn và lở đất ngày 9/8 đã làm ít nhất 20 người thiệt mạng tại miền Nam Ấn Độ, buộc giới chức nước này phải mở 24 đập nước để xả lũ.

Nhà máy thủy điện lớn ở Lào dừng hoạt động để phòng lũMưa lũ nghiêm trọng ở miền Trung Trung Quốc, 260.000 người sơ tánCần chi hàng tỷ USD cho các kỹ thuật làm chậm quá trình tan băngMalaysia chi hơn 1 tỷ USD cho các dự án giảm nhẹ lũ lụt40 triệu người bị ảnh hưởng do lũ lụt ở Nam Á

Theo Cơ quan quản lý thiên tai quốc gia Ấn Độ, những cơn mưa lớn kéo dài từ cuối tháng 5 vừa qua tại bang Kerala, miền Nam nước này đã làm 175 người thiệt mạng và gây thiệt hại về kinh tế lên tới gần 50 triệu USD. Hiện một số đơn vị thuộc Lực lượng cứu trợ thảm họa quốc gia của Ấn Độ đã được triển khai tới địa phương này nhằm tìm kiếm người mất tích, hỗ trợ và sơ tán người dân tới khu vực an toàn.

Mưa lớn và lở đất đã làm ít nhất 20 người thiệt mạng tại miền Nam Ấn Độ. Ảnh minh họa: KT
 
Mưa bão cũng khiến nhiều chuyến bay đến và đi từ sân bay quốc tế Cochin buộc phải trì hoãn. Trong khi đó, các trường học và đại học ở hầu hết các địa phương của bang Kerala buộc phải đóng cửa.
 
Theo đánh giá nhà chức trách Ấn Độ, tình hình mưa lũ tại bang Kerala rất nghiêm trọng. Hiện giới chức Ấn Độ buộc phải mở 24 đập nước ở Kerala để xả lũ do mưa vẫn tiếp tục trút xuống, gia tăng áp lực nước tại các hồ dự trữ.
 
Trong số đập nước được mở, có đập Cheruthoni, một trong những đập nước có thiết kế hình cánh cung lớn nhất châu Á và đây cũng là lần đầu tiên con đập này được mở từ năm 1992./.
 
Theo VOV
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top