Thứ Năm, 26/05/2016 14:13
(GMT+7)
Ấn Độ trở thành một trong những nước có chất thải điện tử lớn nhất thế giới
TTH.VN - Ấn Độ thải ra 1,85 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm, ANN ngày 26/5 trích dẫn nghiên cứu của Hiệp hội các phòng thương mại tại Ấn Độ (ASSOCHAM) cho hay.
|
1,85 triệu tấn chất thải điện tử xuất hiện mỗi năm ở Ấn Độ. Ảnh: The Statesman
|
Được biết, Ấn Độ có thị trường điện thoại di động lớn thứ hai thế giới với 1,03 tỷ thuê bao, nhưng nước này cũng nổi lên như là nơi có chất thải điện tử lớn thứ 5 trên thế giới, với khoảng 1,85 triệu tấn chất thải điện tử mỗi năm. Trong đó, riêng thiết bị viễn thông chiếm 12% tổng số chất thải điện tử, theo ASSOCHAM.
Với hơn 100 triệu chiếc điện thoại di động được lưu thông, gần 25% trong số đó sẽ trở thành chất thải điện tử hàng năm, ASSOCHAM cho biết trong nghiên cứu của mình. Hiệp hội cũng cho thấy, chỉ tiêu kiểm soát chất thải điện tử được thực hiện theo từng giai đoạn với thực tế đạt được thấp hơn.
Trong khi phát hành nghiên cứu, P Balaji, Chủ tịch Hội đồng Quốc gia ASSOCHAM về viễn thông nói rằng, ngành công nghiệp viễn thông được cam kết để thực hiện tầm nhìn của Chính phủ Ấn Độ. Chỉ trong 15 tháng qua, ngành đã thu hút đầu tư trên 30% tổng đầu tư tích lũy được thực hiện trong 20 năm trước đó. Hơn 100 triệu chiếc điện thoại đã được sản xuất năm ngoái, ông Balaji thông tin.
Với các cơ sở người dùng khổng lồ và quy mô rộng lớn của ngành viễn thông ở Ấn Độ, thực tế cho thấy các nhà sản xuất thiết bị cầm tay gặp rất nhiều khó khăn và tốn kém để đạt được chỉ tiêu kiểm soát chất thải điện tử.
Thanh Ngân (Lược dịch từ The Statesman & ANN)