ClockChủ Nhật, 14/10/2018 07:01

Ăn uống linh hoạt để ứng phó với biến đổi khí hậu

TTH.VN - Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Anh, giảm tiêu thụ thịt và làm quen với thói quen ăn uống linh hoạt với nhiều rau, củ, quả có thể sẽ hỗ trợ giải quyết một số vấn đề lớn của toàn cầu như giảm thiểu chất thải nhà kính.

Tổng thư ký LHQ kêu gọi ASEAN dẫn đầu cuộc chiến chống biến đổi khí hậuCác nền kinh tế ASEAN “mướt mồ hôi” vì nhiệt độ tăngLHQ: Biến đổi khí hậu gây tổn thất kinh tế ngày càng nghiêm trọngBiến đổi khí hậu vẫn là mối đe dọa lớn nhất đối với Thái Bình DươngG7 nỗ lực cải thiện bất bình đẳng giới do biến đổi khí hậu

Ảnh minh họa: Devdiscourse

Cụ thể, nghiên cứu chỉ ra rằng việc cắt giảm tiêu thụ thịt đỏ là một trong những biện pháp quan trọng nhất để hướng đến tương lai bền vững vào năm 2050. Điều này yêu cầu chất thải thực phẩm cần phải giảm đi một nửa và tăng cường hơn nữa hoạt động canh tác.

Một chế độ ăn uống linh hoạt có nghĩa trung bình người dân toàn cầu cần ăn ít hơn 75% số lượng thịt bò, 90% thịt lợn và một nửa số trứng, cùng lúc tăng gấp 3 lần số lượng đậu tiêu thụ và gấp 4 lần các loại hạt. Điều này sẽ làm giảm một nửa lượng phát thải từ chăn nuôi. Ngoài ra, tăng cường quản lý phân bón cũng sẽ hỗ trợ quá trình này diễn ra nhanh hơn. Một khi thế giới chuyển qua triển khai chế độ ăn uống linh hoạt này, phát thải nhà kính từ nông nghiệp sẽ giảm nhiều hơn một nửa.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh hệ thống thực phẩm có tác động rất lớn đến môi trường như: trở thành nguyên nhân chính của biến đổi khí hậu, làm cạn kiệt nguồn nước ngọt và ô nhiễm do sử dụng quá nhiều Nito và Photpho.

Giáo sư Johan Rockstrom thuộc Viện Nghiên cứu Tác động Khí hậu Potsdam tại Đức khẳng định: “Phủ xanh ngành thực phẩm hoặc ăn cả hành tinh: Đây là những gì có trong thực đơn của hôm nay”.

Đan Lê (Lược dịch từ Devdiscourse)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

MỐI ĐE DỌA KHÍ HẬU TĂNG Ở ĐÔNG NAM Á:
Người dân tập trung vào an ninh lương thực

Theo Báo cáo về Khảo sát triển vọng khí hậu Đông Nam Á mới nhất của Viện ISEAS - Yusof Ishak, tuy các đợt sóng nhiệt kỷ lục, lũ lụt và bão xảy ra ở phần lớn khu vực Đông Nam Á vào năm 2024, nhiều người dân trong khu vực quan tâm đến các vấn đề thiết yếu như an ninh lương thực, hơn là biến đổi khí hậu.

Người dân tập trung vào an ninh lương thực

TIN MỚI

Return to top