ClockThứ Ba, 09/04/2019 18:41

ASEAN: Đầu tư vào công nghệ để bảo vệ nguồn cung thực phẩm

TTH - Biến đổi khí hậu là một trong những thách thức cấp thiết nhất trên thế giới, gây tác động đến toàn thể nhân loại. Một nghiên cứu gần đây của LHQ chỉ ra rằng, việc giảm đa dạng sinh học trong nguồn cung thực phẩm đang ngày càng nghiêm trọng do biến đổi khí hậu và dân số ngày càng tăng. Theo báo cáo, gần ¼ các loài thực phẩm hoang dã đang suy giảm.

Việt Nam và ASEAN trước ngưỡng cửa kỷ nguyên sốASEAN tăng cường hợp tác bảo vệ hành khách hàng khôngASEAN nỗ lực đạt được hiệp định RCEP vào cuối năm nay

Ngư dân thả lưới trên hồ Inle, Myanmar. Ảnh: ADB/Flickr

Cùng với châu Mỹ Latinh và châu Phi, khu vực ASEAN là một trong những nơi có nguồn cung thực phẩm bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi biến đổi khí hậu. Philippines đang thiếu nước trầm trọng do mực nước sụt giảm mạnh, dẫn đến cảnh tượng từng hàng dài người dân ở Manila phải mang thùng ra các máy bơm nước chờ đổ đầy thùng...

Hơn nữa, nghề cá - nguồn thực phẩm quan trọng của hơn 1/2 dân số thế giới, cũng bị ảnh hưởng đáng kể do mực nước biển dâng cao. Đông Nam Á với đường bờ biển dài, nhiều quần đảo rộng lớn và có vùng đồng bằng nhiều sông suối là một trong những khu vực bị ảnh hưởng nặng nề nhất. Mặc dù khu vực này đã trải qua sự phát triển nhanh chóng, nhưng đây vẫn là nơi sinh sống của 60 triệu người thiếu dinh dưỡng nhất thế giới. Điều này không đáng ngạc nhiên khi châu Á có hơn một nửa dân số thế giới nhưng chỉ có 20% đất nông nghiệp toàn cầu.

Theo ước tính của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB), GDP của khu vực ASEAN có thể bị cắt giảm 11% do các ngành nông nghiệp và đánh cá bị suy giảm vì biến đổi khí hậu. Và nếu không áp dụng những đột phá công nghệ quan trọng, sản lượng gạo ở Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam có thể giảm tới 50% trong thế kỷ 21.

Đầu tư vào công nghệ

Tuy nhiên, ASEAN không đứng yên trước trước tình hình này. Nhiều chương trình được đưa ra để giảm bớt các mối lo ngại liên quan đến khí hậu bằng cách sử dụng công nghệ cao và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Tại Singapore, một công viên đổi mới nông sản thực phẩm rộng 18 ha đang hình thành, với hy vọng sẽ trở thành chất xúc tác để phát triển một trung tâm công nghiệp trong lĩnh vực công nghệ nông nghiệp bền vững. Nhiều công ty tiên phong đang phát triển các trang trại đa cấp trên mái nhà, trong nỗ lực phát triển các hệ thống nông nghiệp năng suất cao ở các khu vực đô thị dày đặc. Nhiều công nghệ mới cũng được áp dụng, tập trung vào việc tăng năng suất, xây dựng các hệ thống phát triển chống chịu khí hậu và phát triển môi trường bền vững, trong bối cảnh sử dụng ít đất, nước và tài nguyên hơn so với thực tiễn hiện nay.

Theo sau Singapore, các nước khác trong ASEAN cũng đang nỗ lực đầu tư vào công nghệ. Nhiều kỹ thuật thích ứng đã được áp dụng rộng rãi trong khu vực, bao gồm những thay đổi về mô hình cây trồng và đa dạng hóa thành các loại cây trồng ít nước hơn như ngũ cốc, đậu và kê.

Những nỗ lực này cho thấy chính phủ các nước Đông Nam Á đã nhận ra rằng, một trong những phương cách để giảm thiểu mối đe dọa đối với an ninh lương thực nằm ở việc tận dụng các công nghệ tiên tiến trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ đó khu vực này có thể trở thành “ngọn hải đăng” cho các nước đang phát triển khác trên thế giới.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ The Interpreter)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng
Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi

Suy thoái kinh tế được nhận định là một thách thức to lớn và thường xuyên xảy ra trong suốt chiều dài lịch sử. Từ cuộc đại suy thoái đến đại dịch COVID-19 gần đây, các quốc gia đã phải đối mặt với những giai đoạn khó khăn khi định hình lại các cấu trúc và đòi hỏi phải can thiệp chính sách chiến lược.

Kinh tế thế giới đi lên từ suy thoái đến phục hồi
Đông Á - Thái Bình Dương trước những thay đổi kinh tế mới:
Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm

Khu vực Đông Á - Thái Bình Dương (EAP) từ lâu được xem là ngọn hải đăng của tăng trưởng kinh tế khi liên tục vượt trội hơn nhiều khu vực khác trên thế giới.

Vai trò của công nghệ trong tăng trưởng và việc làm
Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

Với lợi thế từ sự bùng nổ dân số và làn sóng chuyển đổi số mạnh mẽ, Đông Nam Á đang sẵn sàng trở thành trung tâm đổi mới công nghệ bất động sản, với nhiều cơ hội tăng trưởng đáng kể giữa nhiều thách thức, các nhà lãnh đạo ngành này cho biết tại Hội nghị Công nghệ châu Á được tổ chức tại Jakarta ngày 23/10.

Đông Nam Á nổi lên như một “điểm nóng” về đổi mới công nghệ bất động sản

TIN MỚI

Return to top