ClockThứ Ba, 06/11/2018 14:36

ASEAN: Ngành sản xuất giảm mạnh trong tháng 10

TTH.VN - Theo số liệu khảo sát mới nhất trong chỉ số PMI về sản xuất của ASEAN được thực hiện bởi Nikkei, ngành sản xuất của ASEAN chứng kiến sự sụt giảm rất mạnh với chỉ số PMI giảm từ 50,5 trong tháng 9 xuống còn 49,8 trong tháng 10/2018.

Nhật Bản: Sản xuất tháng 10 tăng nhờ các đơn hàng xuất khẩu mớiVật liệu xây dựng dẫn đầu bảng xếp hạng tăng trưởng PMI ngành của châu ÁChỉ số PMI Việt Nam tiếp tục dẫn đầu khu vực ASEAN“Việt Nam là điểm đáng chú ý nhất”IHS Markit: Ngành sản xuất Việt Nam bước vào năm 2018 với triển vọng tốtChỉ số PMI Việt Nam dẫn đầu khu vực Asean

“Sức khỏe” ngành sản xuất của ASEAN giảm mạnh trong tháng 10. Ảnh: Singapore Business Review

Bản báo cáo chỉ rõ, đây là số liệu ghi nhận ở mức thấp nhất trong vòng 15 tháng vừa qua. Đồng thời, đây cũng là lần đầu tiên kể từ tháng 12/2017 chỉ số PMI của ASEAN tụt xuống dưới mức không đổi là 50,0.

Trả lời báo giới, chuyên gia kinh tế tại IHS David Owen cho biết: “Hầu hết các nước trong khu vực đều thụt lùi trong cả đầu ra và kinh doanh mới. Các đơn đặt hàng xuất khẩu cũng chứng kiến mức giảm nhanh nhất trong vòng 2 năm trở lại đây”.

Ngoài ra, hiệu suất sản xuất cũng không đồng đều trên toàn khu vực, nhất là khi ba trong số bảy quốc gia được khảo sát đều có nhận thấy sự cải thiện trong chế độ vận hành.

Xét từng quốc gia, nhờ vào số lượng đầu ra và các đơn đặt hàng mới đều tăng, Phillipines một lần nữa đứng đầu khu vực về sản xuất với chỉ số PMI 54,0. Theo sau đó là Việt Nam (53,9) và Indonesia (50,5). Xếp cuối bảng là Singapore khi nước này ghi nhận mức sụt giảm nghiêm trọng nhất khiến chỉ số PMI tụt xuống còn 43,3 do ảnh hưởng từ “sức khỏe” của ngành sản xuất giảm mạnh.

Bản thống kê của Nikkei cũng nhấn mạnh rằng trong tháng 10 vừa qua, các công ty, doanh nghiệp sản xuất của ASEAN đã chịu rất nhiều áp lực về lạm phát. Tuy nhiên nhìn chung, bất chấp những khó khăn đã xuất hiện trong tháng 10, các doanh nghiệp này vẫn duy trì một triển vọng tăng trưởng tích cực vào năm tới.

Đan Lê (Lược dịch từ Singapore Business Review)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Tại huyện A Lưới, công nghệ cao đang được đưa vào áp dụng rộng rãi trong sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là ở các mô hình chăn nuôi và trồng trọt, đem lại nhiều tín hiệu tích cực cho nền kinh tế địa phương.

Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp
Thi đua sản xuất giỏi

Trên địa bàn tỉnh hiện có 60 Câu lạc bộ (CLB) Nông dân sản xuất, kinh doanh (SXKD), với tổng số khoảng 700 thành viên. Các CLB được thành lập đã góp phần tạo không khí thi đua sôi nổi, thúc đẩy sản xuất, giúp hội viên, nông dân (HVND) vươn lên làm giàu, giảm nghèo bền vững.

Thi đua sản xuất giỏi
Gam sáng trong sản xuất công nghiệp

Nhiều dự án công nghiệp (CN) trọng điểm đi vào hoạt động, cùng với đó là tín hiệu khởi sắc từ các ngành CN truyền thống trên địa bàn tỉnh cho thấy sự đóng góp rất tích cực của ngành CN vào sự tăng trưởng chung.

Gam sáng trong sản xuất công nghiệp
PMI:
Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

Tổ chức S&P Global ngày hôm nay (4/11) công bố Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) toàn phần ngành sản xuất Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Trong đó, ngành sản xuất ASEAN vào tháng 10/2024 đã ghi nhận sự cải thiện bền vững, mặc dù một lần nữa chỉ là mức cải thiện nhẹ.

Ngành sản xuất ASEAN duy trì tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top