ClockThứ Bảy, 16/02/2019 06:37

ASEAN sẽ dựa vào nhu cầu nội địa để tăng trưởng trong năm 2019

TTH.VN - Trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu yếu hơn, các thị trường ở Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) phải dựa vào nhu cầu nội địa để thúc đẩy tăng trưởng trong năm 2019, mặc dù hiệu quả của động lực này sẽ thể hiện khác nhau giữa các quốc gia, các nhà kinh tế của ngân hàng HSBC cho hay.

ASEAN 2019: Những định hướng ưu tiênKinh tế ASEAN ổn định trong năm 2019Triển vọng tuyển dụng của ASEAN tiếp tục tươi sáng vào năm 2019ASEAN cam kết tạo ra khu vực thương mại tự do lớn nhất thế giới vào năm 2019

Khách hàng mua sắm ở thủ đô Jakarta, Indonesia. Các nhà kinh tế của ngân hàng HSBC kỳ vọng, Indonesia sẽ dẫn đầu câu chuyện tiêu dùng của ASEAN trong năm 2019. Ảnh: AFP

Bất chấp những căng thẳng thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc diễn ra như thế nào, tăng trưởng xuất khẩu của ASEAN có khả năng giảm tốc, trong bối cảnh tăng trưởng toàn cầu chậm lại, cùng với những cơn gió ngược.

Đầu tư cố định có khả năng sẽ chậm lại ở hầu hết các quốc gia do lãi suất cao hơn, thanh khoản trong nước chặt chẽ hơn, những thay đổi trong chính sách, ưu tiên của Chính phủ, cũng như những bất ổn chính trị. Do đó, tiêu dùng tư nhân phải là chất xúc tác chính cho tăng trưởng.

Các nhà kinh tế của ngân hàng HSBC nhận thấy, đây là trường hợp ở Indonesia, Philippines và Việt Nam trong năm nay.

Ở Indonesia, tiêu dùng tư nhân sẽ tăng tốc hơn nữa nhờ chi tiêu phúc lợi cao hơn, giá dầu thấp hơn thúc đẩy ngân sách của người tiêu dùng, cũng như sự phục hồi của giá dầu cọ.

"Tiêu dùng tư nhân cũng sẽ duy trì tăng trưởng ở Philippines và Việt Nam, bất chấp những cơn gió ngược tiềm tàng từ hoạt động sản xuất và đầu tư tư nhân thấp hơn", các nhà kinh tế của ngân hàng HSBC nói thêm; đồng thời kỳ vọng mức tiêu thụ cao hơn đối với các mặt hàng tiêu dùng cơ bản, giải trí, và vận tải.

Ở Thái Lan và Malaysia, tiêu dùng tư nhân dự kiến ​​sẽ hỗ trợ tăng trưởng, nhưng vẫn có những rủi ro và sự không chắc chắn. Ngược lại, tăng trưởng tiêu dùng tư nhân ở Singapore có thể đã đạt đỉnh.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Business Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

KHU VỰC CHÂU Á ĐANG PHÁT TRIỂN:
Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) vừa điều chỉnh nâng dự báo tăng trưởng cho khu vực châu Á đang phát triển trong năm 2024, nhờ xuất khẩu liên quan đến công nghệ được cải thiện ở Hàn Quốc và Đài Loan (Trung Quốc), cũng như nhu cầu nội địa mạnh mẽ trên toàn khu vực.

Dự báo tăng trưởng được nâng lên nhờ xuất khẩu công nghệ
Kinh tế phục hồi và tăng trưởng

Với sự nỗ lực và vào cuộc của cả hệ thống chính trị, 6 tháng đầu năm nay tình hình kinh tế - xã hội (KT-XH) trên địa bàn TP. Huế đạt được nhiều kết quả quan trọng, lĩnh vực du lịch tăng trưởng mạnh, thu ngân sách đảm bảo kế hoạch đề ra…, tạo bứt phá để hoàn thành các chỉ tiêu, kế hoạch 6 tháng cuối năm.

Kinh tế phục hồi và tăng trưởng
ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

Theo một bài phân tích ngày 7/6 của trang Business Times, sáu nền kinh tế lớn của ASEAN đang được hưởng lợi từ việc đa dạng hóa chuỗi cung ứng và chiến lược “Trung Quốc + 1”, và khu vực này sẵn sàng đón nhận nhiều dòng vốn FDI hơn nữa khi hội nhập vào mạng lưới toàn cầu.

ASEAN - “Điểm nóng” thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài
Return to top