ClockThứ Năm, 29/11/2018 15:05

Triển vọng tuyển dụng của ASEAN tiếp tục tươi sáng vào năm 2019

TTH.VN - Theo khảo sát tiền lương hằng năm mới nhất của Robert Walters, triển vọng tuyển dụng ở Đông Nam Á được dự đoán sẽ tiếp tục có dấu hiệu tính cực khi số hóa nhân rộng và khu vực sẽ ngày càng phát triển như một trung tâm công nghiệp của châu Á.

Mức lương ở châu Á tăng nhanh hơn gần 10 lần so với các nước G20Nhật Bản lên kế hoạch giới hạn số lượng lao động nước ngoàiHàn Quốc: Nổ nhà máy hóa chất khiến hai lao động Việt Nam thiệt mạngNhật Bản tiếp nhận 40.000 lao động nước ngoài theo hình thức thị thực mớiĐông Nam Á đối mặt với khoảng cách lớn về kỹ năng của người lao động

Triển vọng tuyển dụng của ASEAN tiếp tục tươi sáng vào năm 2019. Ảnh: Straitstimes News

Đặc biệt, các ngành nghề có nhu cầu tuyển dụng cao sẽ bao gồm chuyên gia CNTT, cũng như lao động có chuyên môn và kinh nghiệm lâu dài về công nghiệp.

Kết quả khảo sát chỉ rõ, sự tăng trưởng mạnh mẽ của các nền kinh tế ASEAN như Indonesia, Philippines, Thái Lan và Việt Nam được kỳ vọng sẽ ngày càng tiến bộ hơn nữa. Điều này được thể hiện rõ nhất khi các công ty đa quốc gia và đầu tư trực tiếp nước ngoài tiếp tục cạnh tranh gay gắt để thu về nhân tài có tay nghề cao. Tuy nhiên, trong cùng khu vực, triển vọng tuyển dụng ở Singapore và Malaysia sẽ dần ổn định và khiêm tốn hơn trong thời gian tới.

Trong bối cảnh Đông Nam Á được xem như là trung tâm công nghiệp của châu Á, chuyên gia về CNTT trong lĩnh vực an ninh mạng, dữ liệu lớn (big data) và trí thông minh nhân tạo sẽ chào đón nhu cầu tuyển dụng khá cao. Ngoài ra, chuyên gia kỹ thuật số hoạt động ngoài phạm vi lĩnh vực công nghệ cũng sẽ được trọng dụng rất lớn. Theo sau đó, các chuyên gia có kinh nghiệm công nghiệp lâu dài, đã trải nghiệm qua các vị trí làm việc đảm nhận về kỹ thuật, sản xuất, chuỗi cung ứng, bán hàng và tiếp thị, tài chính và nguồn nhân lực cũng được đánh giá cao.

Với sự thiếu hụt nhân lực toàn cầu trong các lĩnh vực then chốt, các công ty có nhu cầu tuyển dụng cần triển khai nhiều biện pháp để thu hút tài năng và các chuyên gia phù hợp.

Nhìn chung, khi các công ty đẩy mạnh nỗ lực để duy trì lao động tay nghề cao bằng cách đầu tư vào đào tạo, cung cấp các lợi ích như sắp xếp công việc linh hoạt, chế độ hậu đãi hấp dẫn, đơn vị quản lý tuyển dụng cũng đang tìm kiếm các giải pháp đổi mới để xây dựng chất lượng, lựa chọn ứng viên.

Đan Lê (Lược dịch từ The Business Times)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

THÔNG TIN DOANH NGHIỆP:
Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế (Agribank chi nhánh tỉnh Thừa Thiên Huế) thông báo tuyển dụng lao động đợt 1...

Thông báo tuyển dụng lao động đợt 1 năm 2024
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân

Sáng 24/4, tại Khu công nghiệp huyện Phong Điền, Hội đồng An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) tỉnh phối hợp với Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) tỉnh tổ chức lễ phát động Tháng hành động về ATVSLĐ và Tháng Công nhân năm 2024 với chủ đề "Tăng cường đảm bảo ATVSLĐ tại nơi làm việc và trong chuỗi cung ứng" và Tháng Công nhân với chủ đề "Đoàn kết công nhân - Triển khai Nghị quyết".

Phát động Tháng hành động về An toàn vệ sinh lao động và Tháng công nhân
Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững

Chiều 23/4, UBND tỉnh tổ chức hội nghị sơ kết giữa kỳ thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021-2025 trên địa bàn tỉnh (gọi tắt Chương trình), đồng thời đưa ra những giải pháp giảm nghèo thiết thực, hiệu quả, phù hợp với tình hình thực tế trong thời gian đến.

Lồng ghép các chương trình, nguồn lực giảm nghèo bền vững
Tích cực tháo gỡ 3 'điểm nghẽn' đối với phát triển giáo dục mầm non

Ngày 22/4, Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 173/TB-VPCP truyền đạt ý kiến kết luận của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Phiên họp của Ủy ban quốc gia Đổi mới giáo dục và đào tạo về “Đổi mới, phát triển giáo dục mầm non đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045”.

Tích cực tháo gỡ 3 điểm nghẽn đối với phát triển giáo dục mầm non

TIN MỚI

Return to top