ClockChủ Nhật, 29/04/2018 14:42

Australia chi nửa tỷ đô bảo vệ Rạn san hô Great Barrier

TTH.VN - “Tính đến thời điểm hiện tại, đây là khoản đầu tư lớn nhất trong vấn đề phụ hồi và bảo vệ thiên nhiên của Australia”, Bộ trưởng Bộ Môi trường Australia Josh Frydenberg cho hay.

Biến đổi khí hậu: Hậu quả có thể kéo dài cả 10.000 nămBiến đổi khi hậu làm chênh lệch giới tính nghiêm trọng trong cộng đồng rùa biển xanhUNESCO: Australia cần hành động tích cực hơn để bảo tồn rạn san hôKhông thể phục hồi nguyên trạng rạn san hô Great BarrierRạn san hô nổi tiếng Great Barrier bị hiện tượng tẩy trắng năm thứ 2 liên tiếp

Ngoài nhiệt độ nước biển tăng, sao biển gai cũng là một trong những nhân tố gây hại đến quá trình sinh trưởng của san hô. Ảnh: DW

Theo thông tin từ tờ DW ngày 29/4, chính phủ Australia đang lên kế hoạch lai tạo lại rạn Great Barrier – hệ thống rạn san hô lớn nhất thế giới, trước bối cảnh 2/3 số lượng san hô đã và đang bị vôi hóa do ảnh hưởng của nhiệt độ nước biển và mức độ axit trong nước biển tăng.

Cụ thể, giới chức Australia đang lên kế hoạch chi khoảng 500 triệu AU (380 triệu USD) để sử dụng cho công tác tái lai tạo và bảo vệ sự phát triển của rạn san hô Great Barrier, trong đó bao gồm công tác cải thiện chất lượng nước, thu gom, xử lý các loài sao biển gai và lai tạo các loại san hô mới với khả năng sinh tồn tốt hơn trong nhiệt độ cao.

“Tính đến thời điểm hiện tại, đây là khoản đầu tư lớn nhất trong vấn đề phụ hồi và bảo vệ thiên nhiên của Australia”, Bộ trưởng Bộ Môi trường Australia Josh Frydenberg cho hay.

Nhiều khả năng mức chi phí cụ thể sẽ được công bố vào tuần tới. Ngoài việc triển khai những hành động cứu trợ trực tiếp, có thể một phần của nguồn kinh phí sẽ được sử dụng để thuyết phục người dân giảm lượng trầm tích và thuốc trừ sâu đổ xuống biển – những hợp chất có thể gây hại cho sự sinh tồn và phát triển của san hô.

Cũng theo Josh Frydenberg, các rạn san hô đóng góp cho nền kinh tế hơn 6 tỷ USD, tạo nên việc làm cho 64.000 công nhân và thu hút hơn 2 triệu du khách đến tham quan/ năm. Đây là một biểu tượng của quốc gia và quốc tế, nên chính phủ Australia quyết tâm bảo tồn nó cho thế hệ tương lai.

Đan Lê (Lược dịch từ DW)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân

Sau hơn 6 năm triển khai Luật Trợ giúp pháp lý (TGPL - có hiệu lực từ 1/1/2018), hoạt động TGPL đã kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân khi có tranh chấp, vướng mắc pháp luật. Qua đó, quyền công dân, quyền con người được bảo đảm, đặc biệt là quyền tiếp cận công lý, công bằng trong xét xử, tranh tụng.

Kịp thời bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người dân
Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới

Lễ phát động cuộc thi viết “Tìm hiểu về biên giới tỉnh Thừa Thiên Huế và truyền thống 60 năm Bộ đội Biên phòng (BĐBP) tỉnh Thừa Thiên Huế” và cuộc thi ảnh “Tự hào biên giới, biển đảo quê hương Thừa Thiên Huế”, do Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh chủ trì, phối hợp Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy tổ chức, là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng; nâng cao kiến thức, nhận thức của cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của biên giới, biển, đảo trong tình hình mới.

Muốn bảo vệ vững chắc biên giới phải hiểu biên giới
Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ

Theo một phân tích của Nikkei, sức mạnh của nền kinh tế Mỹ và lãi suất cao hơn trong thời gian dài đã khiến các đồng nội tệ châu Á yếu đi. Từ đó, các nhà hoạch định chính sách châu Á đang phản ứng trước sự mạnh lên của đồng USD ở nhiều mức độ khác nhau, từ việc đưa ra các lời cảnh báo cho đến việc tăng lãi suất.

Đồng USD mạnh lên thúc đẩy các chính phủ châu Á tăng cường bảo vệ đồng nội tệ
Thông điệp về "Hành trình xanh" bảo vệ môi trường

Chiều 13/5, Trung tâm Đào tạo Kỹ năng mềm Quốc tế Ikigai và Khoa Môi trường, Trường Đại học (ĐH) Khoa học, ĐH Huế tổ chức Chung kết Hội thi "Hành trình xanh" cho học sinh Trường THPT Tam Giang (huyện Phong Điền).

Thông điệp về Hành trình xanh bảo vệ môi trường
Return to top