ClockThứ Ba, 09/02/2016 16:26

Biến đổi khí hậu: Hậu quả có thể kéo dài cả 10.000 năm

TTH.VN - Thế giới chỉ còn vài thập kỷ để tiến hành những biện pháp mang tính quyết định nhằm ngăn chặn một "thảm họa" biến đổi khí hậu có thể kéo dài đến hơn 10.000 năm sau và huỷ diệt nền văn minh nhân loại, một nghiên cứu mới về môi trường khẳng định.

. Ảnh: AP

Biến đổi khí hậu gây nhiều hậu quả nghiêm trọng cho nhân loại. Ảnh: Reuters

Sự trì hoãn của các chính phủ, các doanh nghiệp trong việc nhanh chóng cắt giảm lượng khí thải carbon toàn cầu, sẽ tác động xấu đến môi trường, hệ sinh thái và xã hội loài người trong cả hàng chục ngàn năm tới, hãng thông tấn Sputnik hôm nay (9/2) trích dẫn một nghiên cứu được tiến hành bởi Đại học Khoa học Bern cho biết.

Một đồng tác giả của nghiên cứu nói trên, ông Patrik Pfister cho rằng, việc thiếu ý chí chính trị trong những bước đi quan trọng nhằm giảm thiểu những nguyên nhân gây thay đổi khí hậu sẽ dẫn đến hiện tượng nóng lên chưa từng thấy của bầu khí quyển hành tinh.

Ông Pfister nhấn mạnh, các cường quốc toàn cầu cần nghiền ngẫm những số liệu thống kê về việc phát thải, và những con số này sẽ ảnh hưởng thế nào đến nền kinh tế, quá trình của sự nóng lên toàn cầu sẽ tăng tốc, và sớm vượt ra khỏi kiểm soát, dẫn đến những hậu quả nguy hiểm, trong đó có sự gia tăng đáng kể mực nước biển và quá trình axit hóa đại dương.

"Nếu trong 10 năm không cắt giảm lượng phát thải toàn cầu, chúng ta sẽ không thể đạt được mục tiêu kìm hãm mức tăng nhiệt của Trái đất không quá 2 độ C như tham vọng hiện nay", ông nhấn mạnh. Tuy nhiên, ngay cả khi có thể giữ mức tăng nhiệt độ bằng hoặc dưới 2 độ C, thì những ảnh hưởng lâu dài vẫn sẽ là một thảm họa, nhà nghiên cứu Pfister cảnh báo.

Theo kịch bản này, mực nước biển sẽ tăng khoảng 25m trong 2 thiên niên kỷ tiếp theo, buộc hàng tỷ người phải rời khỏi khu vực ven biển và hải đảo, và di chuyển đến vùng đất cao hơn.

Trước đó, tờ The Guardian có bài viết cho rằng, mực nước biển thậm chí có thể tăng lên cao hơn nữa – 50m - nếu người dân tiếp tục đốt than, dầu và khí đốt, dẫn đến kết quả là sự "thay đổi hoàn toàn bản đồ thế giới". Bên cạnh đó, một kịch bản khác khiến các nhà lãnh đạo cần tiến hành ngay những thay đổi có thể để tạo ra sự khác biệt, theo các nhà nghiên cứu, chính là quá trình axit hóa đang tăng tốc ở các đại dương.

Nghiên cứu này giả định rằng, với tốc độ hiện tại của quá trình axit hóa, con người sẽ phải đối mặt với "sự biến mất gần như hoàn toàn" của một số hệ sinh thái biển, bao gồm cả các rạn san hô.

"Viễn cảnh dài hạn mang theo thông điệp đáng sợ về những rủi ro và hậu quả thực tế của kỷ nguyên nhiên liệu hóa thạch", Thomas Stocker - một nhà vật lý khí hậu và cũng là đồng tác giả của nghiên cứu trên, cho biết. Ông nói thêm rằng, nếu không có các bước đi để ngăn chặn ngay việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch, loài người sẽ nhận được bài học rằng, di cư là "sự lựa chọn duy nhất" để tồn tại.

Nghiên cứu này cũng chỉ ra một số hy vọng cho tương lai khi cho rằng, sự phụ thuộc vào ngành công nghiệp hóa dầu có thể được đảo ngược trong những thập kỷ sắp tới, và "cung cấp mang tới một số cơ hội" để giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu.

Tố Quyên (lược dịch từ Sputnik & The Guardian)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ

Chủ động chỉ đạo, triển khai công tác ứng phó với gió mạnh trên biển, mưa lũ, ngập lụt, sạt lở đất, lũ quét, lũ ống bảo đảm kịp thời, hiệu quả, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại. Yêu cầu trên được Thủ tướng Chính phủ đặt ra với Bộ trưởng các bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố tại Công điện số 120/CĐ-TTg, ngày 25/11.

Thủ tướng Chính phủ yêu cầu chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

TIN MỚI

Return to top