ClockThứ Năm, 19/01/2017 14:31

Ba loại bệnh có nguy cơ thành đại dịch toàn cầu

Các nhà khoa học nêu tên ba loại bệnh có nguy cơ tiềm năng trở thành các vấn đề y tế khẩn cấp toàn cầu trong thời gian tới. Đó là những bệnh gì?
Dịch bệnh Ebola từng khiến thế giới choáng váng - Ảnh: AFP

Theo đài BBC, sốt xuất huyết Lassa, Hội chứng viêm đường hô hấp cấp Trung Đông (Mers) và bệnh do virút Nipah gây ra là ba trong số 10 bệnh hàng đầu mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) xác định tiềm ẩn nguy cơ trở thành những đại dịch lớn tiếp theo của thế giới.

Cho tới nay Liên minh các sáng kiến ứng phó dịch bệnh (Cepi) bao gồm các chính phủ và các tổ chức nhân đạo đã cam kết đóng góp được 460 triệu USD để đẩy nhanh quá trình phát triển các loại vắc xin phòng 3 loại bệnh này. Tại Diễn đàn Kinh tế Thế giới Davos năm nay, Cepi tiếp tục kêu gọi đóng góp thêm 500 triệu USD cho công tác đó.

Cepi hướng tới mục tiêu trong vòng 5 năm tới, với mỗi loại bệnh trong số 3 bệnh nói trên sẽ có hai vắc-xin mới đã được thử nghiệm để sẵn sàng ứng phó. Thường phải mất cả thập niên để phát triển các loại vắc-xin mới và phí tổn lên đến hàng trăm triệu USD.

Thời gian qua, dịch Ebola bùng phát tại Tây Phi và sau đó là dịch virút Zika tại châu Mỹ La tinh đã cho thấy những hệ quả bi thảm của việc thiếu chuẩn bị đối phó trước các dịch bệnh mới.

Ông Jeremy Farrar, một trong những sáng lập viên của Cepi, nhận định: "Trước đại dịch năm 2014, chúng ta mới chỉ có những dịch Ebola xảy ra trong phạm vi rất nhỏ tại những cộng đồng biệt lập và có thể kiểm soát được. Nhưng trong thời hiện đại, với quá trình đô thị hóa và đi lại phát triển nhanh, các đại dịch của thế kỷ 21 có thể khởi phát từ một thành phố lớn, sau đó lan ra theo kiểu như dịch Ebola ở Tây Phi. Chúng ta cần phải chuẩn bị tốt hơn".

Bác sĩ Marie-Paule Kieny, phó tổng giám đốc của WHO, nhận định: "Bên cạnh những nguy cơ đã biết, như Ebola và các bệnh khác, vẫn còn những loại virút đã được biết tới song vẫn được cho là không nguy hiểm. Tuy nhiên chúng có thể biến đổi và trở nên nguy hiểm hơn với con người. Và đó là những điều mà tại thời điểm này chúng ta hoàn toàn không biết".

Ông Jeremy Farrar cho rằng cho tới nay chúng ta vẫn rất may mắn vì các dịch bệnh gần đây không lây nhiễm qua không khí. Nhưng ông cũng lo ngại về khả năng xuất hiện biến thể nguy hiểm hơn nhiều của virút Ebola có thể lây bệnh theo cơ chế này. 

Theo Tuổi trẻ

 
 
ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12: Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu

Trong bối cảnh dân số thế giới di chuyển không ngừng và nhanh chóng đến các thành phố, giải pháp để đảm bảo môi trường đô thị bền vững và an toàn cho người dân sẽ là một trong những nội dung được tập trung giải quyết tại Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12. Sự kiện đang được tổ chức từ ngày 4 - 8/11 tại Thủ đô Cairo, Ai Cập.

Diễn đàn Đô thị thế giới lần thứ 12 Tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng nhà ở toàn cầu
Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế

Xe không đủ tiêu chuẩn kỹ thuật, xe ba, bốn bánh tự chế, xe mô tô, gắn máy kéo theo xe khác, vật khác luôn là nỗi ám ảnh của người đi đường khi tiềm ẩn nhiều nguy hiểm trong quá trình tham gia giao thông.

Nguy cơ tai nạn giao thông từ xe kéo đẩy, xe tự chế
Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60% trong 20 năm

Tờ Bloomberg ngày hôm nay (18/10) có bài viết cho hay, lượng khí thải carbon dioxide (CO2) từ các vụ cháy rừng đã tăng 60% trên toàn cầu kể từ năm 2001, trong bối cảnh ngày càng có nhiều đám cháy lớn hơn bùng phát ở những khu vực nóng lên nhanh chóng bên ngoài vùng nhiệt đới.

Lượng khí thải carbon từ cháy rừng toàn cầu tăng 60 trong 20 năm
Return to top