ClockThứ Tư, 26/12/2018 15:09

Bali cấm nhựa dùng một lần, nhằm giảm 70% rác thải đổ ra biển

TTH.VN - Tờ CNA ngày 26/12 đưa tin, đảo nghỉ mát Bali của Indonesia vừa ban hành một lệnh cấm đối với các loại nhựa sử dụng một lần như túi mua sắm, hộp xốp và ống hút, trong một nỗ lực nhằm hạn chế ô nhiễm trong vùng biển của mình.

Các nước EU ủng hộ dự luật cấm các sản phẩm nhựa sử dụng một lầnCác nền kinh tế châu Á chung tay vào chiến dịch chống rác thải nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam ÁAnh cảnh báo rác thải nhựa trên đại dương tăng 3 lần trong 1 thập kỷ

Những người thu gom rác đang dọn dẹp rác thải trên bãi biển Kuta, đảo du lịch Bali của Indonesia. Ảnh: AFP

Chính sách mới nhằm giảm 70% rác thải đổ ra vùng biển của Bali đến năm 2019, Thống đốc Bali Wayan Koster tuyên bố.

“Chính sách này nhằm vào các nhà sản xuất, nhà phân phối, nhà cung cấp và các nhà kinh doanh, bao gồm cả các cá nhân, để ngăn chặn việc sử dụng nhựa dùng một lần. Họ phải thay thế nhựa bằng các vật liệu khác", ông Wayan Koster nói thêm.

Theo đó, những người không tuân thủ lệnh cấm sẽ bị xử lý bằng các biện pháp xử phạt hành chính.

"Nếu họ không tuân thủ, chúng tôi sẽ có hành động, chẳng hạn như không gia hạn giấy phép kinh doanh của họ", Thống đốc Bali lưu ý.

Trong một động thái liên quan, các chuyên gia ước tính, 80% rác trên các bãi biển của Bali có nguồn gốc từ chính hòn đảo này.

Rác thải từ các khách sạn và những ngôi làng thường được đổ ra sông, và trôi ra các bãi biển của hòn đảo nghỉ mát do thủy triều và dòng chảy ven biển.

Hồi năm ngoái, Indonesia đã triển khai một kế hoạch hành động quốc gia, cam kết lên tới 1 tỷ USD nhằm cắt giảm 70% chất thải đổ ra đại dương đến năm 2025.

Ngoài ra, chính quyền quốc gia hoặc địa phương tại hơn 40 quốc gia trên khắp thế giới cũng áp dụng lệnh cấm đối với túi nilon sử dụng một lần, bao gồm Philippines, Malaysia, Ấn Độ và Trung Quốc.

Thanh Ngân (Lược dịch từ CNA)

 


 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào?

Giảm rác thải nhựa là chuyện không thể giải quyết trong một sớm một chiều, mà cần một lộ trình và hướng đi đúng. Trong đó, trước tiên, cần xây dựng một thế hệ biết phân loại rác.

Giảm rác thải nhựa bằng cách nào
Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn

Ngày 26/11, tại UBND xã Vinh Xuân, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam tổ chức hội nghị nghiệm thu và tổng kết mô hình điểm của Hội Nông dân, tham gia phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn năm 2024 tại hai xã Vinh Xuân và Phú Diên của huyện Phú Vang. Dự hội nghị có các ông Phạm Văn Thiện, Giám đốc Trung tâm Môi trường nông thôn (Trung ương Hội Nông dân Việt Nam); Nguyễn Chí Quang, TUV, Chủ tịch Hội Nông dân tỉnh.

Sẽ nhân rộng mô hình phân loại thu gom và vận chuyển rác thải sinh hoạt ở nông thôn
Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu

Các đại dương trên thế giới, vốn được tôn sùng trong suốt chiều dài lịch sử vì sự rộng lớn và vẻ đẹp của chúng, hiện đang chịu sự tàn phá bởi rác thải tràn lan. Cuộc khủng hoảng này đặc biệt nghiêm trọng ở Nam bán cầu, nơi công tác quản lý vẫn chưa đầy đủ và các quy định lỏng lẻo làm trầm trọng thêm thiệt hại.

Các tập đoàn đa quốc gia phải ngăn rác thải ra đại dương ở Nam bán cầu
Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa

Sáng 27/9, Dự án Huế - Đô thị giảm nhựa ở miền Trung Việt Nam (Dự án TVA) với sự tài trợ của WWF-Na Uy (thông qua Tổ chức Quốc tế về Bảo tồn Thiên nhiên tại Việt Nam, WWF-Việt Nam phối hợp với Phòng Giáo dục và Đào tạo TP. Huế tổ chức tổng kết mô hình Trường học giảm nhựa năm 2022- 2024 và trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử tích hợp chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa (RTN) năm 2024.

Trao giải Cuộc thi xây dựng bài giảng điện tử về chủ đề ô nhiễm rác thải nhựa
Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

Ngày 15/9, Doanh nghiệp xã hội MGREEN phối hợp với Dự án “Huế - Đô thị giảm nhựa ở khu vực miền Trung” tổng kết hoạt động phân loại rác tại nguồn và thu gom rác tái chế thông qua ứng dụng mGreen trên điện thoại di động.

Ứng dụng công nghệ phân loại và thu gom rác tái chế

TIN MỚI

Return to top