ClockThứ Ba, 05/06/2018 18:57

Cảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam Á

TTH - Nhân Ngày Môi trường Thế giới 5/6, các chuyên gia tập trung vào khu vực Đông Nam Á, nơi có đến 4 trong số những quốc gia có lượng rác nhựa thải ra đại dương lớn nhất thế giới.

Đông Nam Á: Doanh số bán ô tô mới tăng năm thứ 2 liên tiếpĐông Nam Á: Ô nhiễm không khí nghiêm trọng từ “cuộc khủng hoảng làm lạnh”Đông Nam Á: công nhân nhấn mạnh yêu cầu tăng lươngNgoại trưởng Nga công du Đông Nam Á, tham dự Diễn đàn ASEANKinh tế Đông Nam Á rung lắc

Người dân sống bên cạnh một nhánh sông đầy rác ở thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: AFP

Từ những thành phố lớn như Bangkok và Jakarta đến các khu nghỉ mát bãi biển ở Philippines và Việt Nam, túi và chai nhựa là rác thải phổ biến đối với ô nhiễm trong khu vực. Trên toàn cầu, khoảng 8 triệu tấn rác nhựa được thải ra đại dương mỗi năm, giết chết sinh vật biển và xâm nhập vào chuỗi thức ăn của con người, Chương trình Môi trường của Liên Hiệp quốc (LHQ) cho hay.

Đáng chú ý, 5 quốc gia châu Á gồm Trung Quốc, Indonesia, Philippines, Việt Nam và Thái Lan chiếm tới 60% rác nhựa thải ra đại dương. 5 nền kinh tế đã "tạo ra nhu cầu bùng nổ đối với các sản phẩm tiêu dùng", nhưng thiếu cơ sở hạ tầng quản lý chất thải để đối phó với sự gia tăng trong rác thải nhựa, theo báo cáo của Tổ chức Bảo vệ Môi trường biển Ocean Conservancy và Trung tâm Kinh doanh và Môi trường McKinsey.

Tại Thái Lan, nơi 2 triệu tấn rác thải nhựa được sản xuất một năm, nhựa đang bị "nghiện" sử dụng, Geoff Baker, một nhà vận động chống ô nhiễm nhựa lưu ý. Tuy nhiên, một số cư dân Bangkok nói rằng, các công ty không làm đủ để giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa.

Trong khi đó, Chính phủ các nước cũng đặt ra những mục tiêu đầy tham vọng. Indonesia cam kết dành 1 tỷ USD/năm để giảm rác thải nhựa trên biển xuống 70% đến năm 2025. Jonas Leones, một quan chức cấp cao của Bộ Môi trường Philippines khẳng định, mối đe dọa đối với sinh vật biển là "tiếng chuông đánh thức" để mọi người cắt giảm việc sử dụng nhựa. Ở Malaysia, Bộ trưởng Nhà ở và Chính quyền địa phương nước này, bà Zuraida Kamaruddin cho biết, bà muốn áp dụng lệnh cấm trên toàn quốc đối với túi nylon trong vòng 1 năm.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Reuters & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong khách sạn

Sau một thời gian thực hiện kế hoạch giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong các hoạt động kinh doanh du lịch, nhiều khách sạn trên địa bàn TP. Huế đã thu về kết quả tích cực, góp phần giảm thiểu lượng rác thải nhựa ra môi trường.

Giảm sử dụng đồ nhựa dùng một lần trong khách sạn
Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt

Với mục tiêu ngăn chặn, đẩy lùi việc người dân đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt trên địa bàn, cấp ủy, chính quyền địa phương và ngành chức năng của huyện Quảng Điền đã tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, khép kín địa bàn, kịp thời phát hiện, xử lý nghiêm các trường hợp cố tình vi phạm.

Đẩy lùi tình trạng đánh bắt thủy sản mang tính hủy diệt
Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

Nhằm cải thiện chỗ ở cho người thu nhập thấp, từ năm 2022, Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành kế hoạch phát triển nhà ở xã hội, với mục tiêu đến năm 2025 có thêm 1,25 triệu m2 sàn nhà ở xã hội, nhưng đến thời điểm này có thể thấy, kế hoạch có nguy cơ “phá sản”. Trong khi đó, nhiều khu nhà ở tái định cư lại bị bỏ hoang, lãng phí, gây bức xúc trong dư luận xã hội.

Nỗ lực giải quyết tình trạng thiếu-thừa nhà ở xã hội

TIN MỚI

Return to top