ClockChủ Nhật, 25/08/2019 09:01

Báo Arab: Tàu Trung Quốc một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam

Báo chí khu vực Arab trong những ngày qua tiếp tục đưa tin “tàu Trung Quốc một lần nữa vi phạm chủ quyền của Việt Nam”.

Chuyên gia Philippines: Trung Quốc dọa dẫm các nước ASEAN ở Biển ĐôngCác hành động của Trung Quốc làm suy yếu hòa bình và an ninh khu vựcMỹ lên án Trung Quốc leo thang gây hấn với Việt Nam ở Biển Đông

Tàu khảo sát Hải dương Địa chất 8 (Haiyang Dizhi 8). Ảnh: Gulf Times.

Nhiều trang báo điện tử của Ai Cập, Saudi Arabia, UAE đưa tin “Tàu Trung Quốc đã quay trở lại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, xâm phạm vùng biển hoàn toàn thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam. Báo dẫn lời người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng cho biết, Việt Nam đã liên lạc với phía Trung Quốc và yêu cầu nước này ngay lập tức dừng các vi phạm, rút tất cả các tàu khỏi vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.

Tờ tin tức KUNA của Kuwait có đoạn “Trung Quốc tái triển khai tàu khảo sát kèm theo tàu hộ tống vũ trang ở vùng biển ngoài khơi của Việt Nam đặt ra câu hỏi nghiêm trọng về các cam kết của Trung Quốc đối với Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và các giải pháp hòa bình trong tranh chấp hàng hải”.

Tờ Kim Tự Tháp, một tờ báo chính thống của Ai Cập bằng tiếng Anh cũng đưa tin về những quan ngại sâu sắc của quốc tế trước sự can thiệp của Trung Quốc vào hoạt động khai thác dầu khí Việt Nam. 

Bài báo có đoạn viết: “Mỹ quan ngại sâu sắc về sự can thiệp của Trung Quốc vào các hoạt động dầu khí trong vùng biển của Việt Nam, cho rằng điều này đặt ra câu hỏi nghiêm túc về cam kết của Bắc Kinh trong giải quyết tranh chấp hàng hải".

Trên trang Gate.ahram ngày 24/8 cũng đưa tin, tàu khảo sát của Trung Quốc đã mở rộng hoạt động tại khu vực vùng biển của Việt Nam làm dấy lên căng thẳng. 

Bài báo có đoạn viết: “Tàu khảo sát của Trung Quốc được sự hộ tống của ít nhất 4 tàu khác tiếp tục khảo sát trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam. Theo các điều ước quốc tế của Liên Hợp Quốc, vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam lên tới 200 hải lý (370 km hoặc 230 dặm) và Việt Nam có quyền chủ quyền để khai thác bất kỳ tài nguyên thiên nhiên trong khu vực đó".

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024

Ngày 18/11, huấn luyện viên trưởng Kim Sang Sik đã công bố danh sách 30 cầu thủ được triệu tập vào đội tuyển Việt Nam, chuẩn bị cho giải vô địch Đông Nam Á – ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024. Danh sách sẽ tiếp tục có sự bổ sung sau khi câu lạc bộ Thép Xanh Nam Định hoàn thành thi đấu tại vòng bảng AFC Champions League Two 2024/25.

Danh sách đội tuyển Việt Nam chuẩn bị tham dự ASEAN Mitsubishi Electric Cup 2024
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại APEC 2024:
Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa

Trong bài phát biểu bằng văn bản tại Hội nghị thượng đỉnh CEO APEC 2024, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cho biết toàn bộ châu Á - Thái Bình Dương đan xen sâu sắc vào cấu trúc toàn cầu hóa kinh tế và hiện là một cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau với những lợi ích chung và tương lai chung.

Cùng nhau thúc đẩy nền kinh tế toàn cầu hóa
Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024

Ghi nhận trong 10 tháng đầu năm 2024, thương mại của Trung Quốc đạt được với các nền kinh tế thành viên của Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) chạm mốc cao kỷ lục, vượt 21 nghìn tỷ NDT (2,91 nghìn tỷ USD). Kết quả này đã nhấn mạnh sự hội nhập kinh tế sâu rộng và kết nối thương mại mạnh mẽ giữa các bên.

Thương mại của Trung Quốc với APEC đạt kỷ lục mới trong 10 tháng đầu năm 2024
Return to top