ClockThứ Bảy, 16/12/2017 15:01

Báo cáo 2017 của UNEP: 6 thách thức đang gia tăng

TTH.VN - Chương trình Môi trường của Liên Hiệp quốc (UNEP hay UN Environment) đã công bố báo cáo "Frontiers 2017" về các vấn đề môi trường mới mà trái đất đang đối mặt.

Ô nhiễm là kẻ giết người nguy hiểm nhất trên thế giớiLHQ phát hành báo cáo mới tập trung vào "hành tinh không ô nhiễm"

Báo cáo tập trung vào 6 thách thức đang gia tăng: các khu bảo tồn biển (MPAs) và phát triển bền vững; bão cát và bão bụi; dịch chuyển môi trường (environmental displacement); các giải pháp năng lượng mặt trời độc lập (off-grid); khía cạnh môi trường của vấn đề kháng kháng sinh (AMR); và các vật liệu nano.

Báo cáo phản ánh rằng các khu bảo tồn biển là "một trong những lựa chọn tốt nhất để duy trì hoặc khôi phục sức khoẻ của các hệ sinh thái biển và ven biển”. Qua quan sát các mối đe dọa vềnhiều mặt đến các đại dương và tình trạng suy giảm sức khoẻ của chúng, báo cáo cho rằng các khu bảo tồn biểnđược quản lý hiệu quả có thể là động lực cho các lợi ích kinh tế và xã hội và là chìa khóa để đạt được nhiều Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs).

Great Barrier Reef tại Cairns, Đông Bắc nước Úc - một trong những khu bảo tồn biển lớn và nổi tiếng nhất thế giới về các loài san hô quý hiếm. Ảnh: ReefMagicCruises.com

Báo cáo mô tả bão bụi và bão cát là tác nhân của sa mạc hóa. Chúng xảy ra do các cơn gió dữ dội làm xói mòn cát, bùn và đất sét tại các khu vực khô cằn, làm cho đất nghèochất dinh dưỡngđi và khiến không khí chứa đầy bụi cát rồi sau đó chúngcó khả năng di chuyển xuyên lục địa và đại dương. Theo báo cáo, tiếp xúc lâu dài với bụi cát trong không khí góp phần gây nên các ca tử vong sớm do bệnh tim mạch và hô hấp, nhiễm trùng hô hấp và ung thư phổi. Báo cáo cũng giải thích rằng nạn phá rừng, các hoạt động nông nghiệp không bền vững, khai thác nước quá mức và thay đổidòng chảy sông ngòi để tưới tiêu và các phục vụ các mục đích khác góp phần gây ra bão bụi cát. Do đó, để giảm bớt sự đe dọa của chúng, cần có các chiến lược thúc đẩy quản lý đất đai và nước bền vững và giảm nhẹ, thích ứng với khí hậu.

Về dịch chuyểnmôi trường, báo cáo phản ánh vấn đề di cư và di động dân số, và nhấn mạnh rằng sự gia tăng dân số tạo ra những thay đổi môi trường tác động mạnh mẽ lên các hệ thống của Trái Đất. Theo báo cáo, thay đổi môi trườngthường trở thành suy thoái môi trường, như ô nhiễm không khí, đất và nước, mất đa dạng sinh học, mất rừng, xói mòn đất và hoang mạc hóa và khan hiếm nước. Báo cáo cho rằng các xu hướng liên quan trong tăng trưởng dân số, suy thoái môi trường và tiêu dùng gia tăng có thể làm tăng sự dịch chuyển và di cư trong tương lai.

Các giải pháp năng lượng mặt trời độc lập đang dần phổ biến khắp nơi nhờ sự giảm mạnh về chi phí đầu tư. Ảnh: Open4business.com.ua

Về các giải pháp năng lượng mặt trời độc lập, báo cáo cho rằng đây có thể là chìa khóa để đạt được SDG số 7 (năng lượng sạch và giá cả phải chăng) và các mục tiêu liên quan, như SDG 1 (chấm dứt nghèo đói). Báo cáo cho biết giá thiết bị và dịch vụ cho các hệ thống năng lượng mặt trời đã giảm mạnh trong thời gian qua và các chúng đang trở nên phổ biến ở cả khu vực thành thị và nông thôn. Báo cáo nhấn mạnh việc thiết kế và thực hiện các chính sách và quy định đúng đắn về năng lượng tái tạo có thể góp phần đảm bảo sự tiếp cận dễ dàng các dịch vụ năng lượng giá cả phải chăng, tin cậy và hiện đại cho tất cả mọi người.

Tình trạngkháng kháng sinh gia tăng (AMR) là "một trong những mối quan ngại lớn nhất về sức khoẻ cộng đồng" của thế kỷ 21, báo cáo khẳng định. Báo cáo mô tả cách các loại thuốc kháng sinh xâm nhập vào môi trường và sự tiếp xúc, tương tác của các vi khuẩn kháng kháng sinh bị thải ra và các các nhóm vi khuẩn tự nhiên. Tình trạng này góp phần vào quá trình tiến hoá của vi khuẩn và sự xuất hiện các dòng vi khuẩn kháng thuốc mạnh hơn. Báo cáo đề xuất giải quyết việc đào thải các loại kháng sinh, chất gây ô nhiễm và vi khuẩn kháng kháng sinh vào môi trường và đảm bảo việc sử dụng và xử lý hợp lý các dược phẩm kháng sinh.

Trong bản báo cáo, Giám đốc điều hành UNEP Erik Solheim chia sẻ một ví dụ từ Ấn Độ, nơi một cơ sở xử lý nước thải hàng ngày từ 90 nhà sản xuất thuốc và sau đó thải lượng nước thải này vào một dòng suối đưa nước về cho nhiều con sông. Một nhóm nghiên cứu đã phân tích nước thải và phát hiện ranước có nồng độ của một chất kháng sinh đủ cao để điều trị cho 44.000 người mỗi ngày. Solheim cảnh báo rằng, ví dụ này không chỉ có một và cảnh báo rằng nồng độ kháng sinh được tìm thấy trong các con sông, trầm tích và đất đang thúc đẩy sự tiến hóa của vi khuẩn kháng thuốc.

Về vật liệu nano, UNEP khẳng định các vật liệu nano rất có tiềm năng cho vô số ứng dụng, nhưng xã hội hiện nay vẫn đang cónhận thức hạn chế về những tác động lâu dài của chúng. Báo cáo nhắc lại những bài học về tác động của các vật liệu nguy hiểm trong quá khứ và khuyến cáo nên áp dụng cách tiếp cận cẩn trọng đối với các vật liệu nano.

Thế Vĩnh (Lược dịch từ SGD Knowledge Hub)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới

OCOP là chương trình trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn theo hướng phát huy nội lực và gia tăng giá trị. Đây là giải pháp quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) giai đoạn 2021-2025, đưa nhiệm vụ xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh đi vào chiều sâu, hiệu quả và bền vững.

OCOP gia tăng giá trị trong xây dựng nông thôn mới
Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu

Hãng Thông tấn AFP ngày 11/12 trích dẫn cảnh báo mới nhất từ Cơ quan Môi trường châu Âu (EEA) cho hay, tình trạng ô nhiễm “hóa chất vĩnh cửu” ở các vùng nước tại khu vực châu Âu thường vượt quá ngưỡng quy định, được đặt ra nhằm giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường.

Gia tăng lo ngại về “hóa chất vĩnh cửu” ở nhiều quốc gia châu Âu
Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người

Theo một đánh giá toàn cầu mới của Liên hợp quốc, nitơ oxit (N₂O) - một loại khí nhà kính mạnh, đang đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu và làm hỏng tầng ôzôn, đe dọa mục tiêu kiềm chế sự nóng lên toàn cầu ở mức 1,5 độ C và gây ra mối nguy hại nghiêm trọng đối với sức khỏe cộng đồng.

Khí thải nitơ oxit gia tăng, đe dọa tầng ôzôn và sức khỏe con người
Return to top