ClockChủ Nhật, 07/07/2019 14:17

Báo động tình trạng ung thư phổi ngày càng gia tăng

TTH.VN - Dữ liệu do Cơ quan Nghiên cứu Ung thư Quốc tế (IARC) biên soạn cho thấy, trong năm 2018, ung thư phổi đã giết chết gần 1,8 triệu người trên toàn cầu, trong đó 61,4% số ca tử vong xảy ra ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.

Scotland cho phép sử dụng loại thuốc mới để điều trị ung thư phổiHàn Quốc: Phát hiện loại Protein mới liên quan đến ung thư phổiCuba bào chế được vaccine điều trị ung thư phổiTỷ lệ tử vong do ung thư giảm ở châu Âu

Ung thư phổi cướp đi sinh mạng của gần 1,8 triệu người trên toàn cầu trong năm 2018. Ảnh: Internet

Dữ liệu cũng tiết lộ rằng 59,3% các trường hợp ung thư phổi mới trên thế giới cũng được tìm thấy ở khu vực này. Tại các quốc gia thành viên ASEAN, Đài quan sát Ung thư Toàn cầu đã ghi nhận tổng cộng 113.105 ca ung thư phổi mới trong năm ngoái và chứng bệnh này cũng cướp đi 100.656 sinh mạng trong khu vực.

Đáng chú ý, các báo cáo đều chỉ ra rằng những người hút thuốc có nguy cơ mắc ung thư phổi cao hơn, chiếm ít nhất 80% tổng số ca mắc ung thư phổi. Tuy nhiên, các yếu tố môi trường như ô nhiễm không khí, phơi nhiễm nghề nghiệp và hít khói thuốc thụ động cũng góp phần dẫn tới nguy cơ mắc ung thư phổi.

Phát hiện sớm

Nghiên cứu về tỷ lệ sống sót của bệnh ung thư năm 2018 của Malaysia chỉ ra rằng tỷ lệ sống sót sau 5 năm đối với bệnh ung thư phổi ở tất cả các giai đoạn chỉ là 11%. Theo bác sĩ Anand Sachithanandan thuộc Trung tâm y tế Subang Jaya ở bang Selangor, Malaysia, ung thư phổi là chứng bệnh ung thư tồi tệ nhất, với thời gian sống sót trung bình sau khi chẩn đoán chỉ 6,8 tháng.

Thật không may, ung thư phổi không có triệu chứng, dẫn đến ít nhất 80% các trường hợp khi phát hiện đã ở giai đoạn muộn. Bác sĩ Anand nhấn mạnh sự cần thiết phải phát hiện sớm bệnh ung thư phổi, vì mục tiêu điều trị ung thư giai đoạn đầu là chữa bệnh, với hy vọng có thể chữa lành cho bệnh nhân. Theo ông, khám sàng lọc có thể giúp phát hiện sớm, nghĩa là điều trị sớm hơn với nhiều lựa chọn hơn và tăng cơ hội sống sót.

Liệu pháp miễn dịch

Kỷ nguyên mới của những khám phá y sinh học đang thay đổi cách điều trị nhiều bệnh ung thư. Hiện tại có 3 phương pháp điều trị chính cho bệnh ung thư là phẫu thuật cắt bỏ, xạ trị và hóa trị. Nhưng các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng tiên tiến đã chỉ ra rằng liệu pháp miễn dịch là một trong những phương pháp điều trị mới nhất có hiệu quả.

Liệu pháp miễn dịch khai thác hệ thống miễn dịch của chính bệnh nhân để chống lại những kẻ xâm nhập có hại như tế bào ung thư. Merck Sharp & Dohme (MSD) đang dẫn đầu nghiên cứu về liệu pháp miễn dịch với hơn 1.000 thử nghiệm, bao gồm hơn 600 thử nghiệm kết hợp thuốc pembrolizumab với các phương pháp điều trị ung thư khác. Những thử nghiệm này bao gồm hơn 30 loại khối u, trong đó có ung thư phổi.  Bác sĩ Kong Hwai Loong, bác sĩ chuyên khoa ung thư tại Icon SOC Singapore cho biết, liệu pháp miễn dịch trị liệu, đặc biệt là pembrolizumab đã mang lại nhiều thay đổi đáng kể và tích cực.

Năm 2018, Cơ quan Khoa học Sức khỏe của Singapore đã phê duyệt pembrolizumab kết hợp với hóa trị liệu như một phương pháp điều trị đầu tiên cho bệnh nhân. Gần đây, pembrolizumab cũng đã được chấp thuận ở Malaysia.

Cần đầu tư thích đáng

Ung thư cũng có thể gây gánh nặng cho hệ thống chăm sóc sức khỏe do dân số già và việc áp dụng các hành vi lối sống liên quan đến ung thư. Chi tiêu y tế của ASEAN được dự báo sẽ lên đến 740 tỷ USD vào năm 2025 và sự gia tăng này sẽ làm tổn hại đến các tiêu chuẩn kinh tế và chăm sóc sức khỏe của khu vực.

Thực tế, chi phí điều trị vẫn là một vấn đề quan trọng đối với việc áp dụng liệu pháp miễn dịch và chi phí điều trị lâu dài là một mối bận tâm chính của nhiều bệnh nhân. Tại Singapore, chi phí điều trị bằng liệu pháp miễn dịch dao động từ 7.000 đô la Singapore (5.200 USD ) đến 15.000 đô la Singapore (11.000 USD) cho mỗi 3 tuần, tùy thuộc vào liều lượng, bác sĩ Wong Seng Weng, chuyên khoa ung thư tại Trung tâm Ung thư Singapore tiết lộ.

Nhiều ý kiến cho rằng điều trị là một khoản đầu tư, do đó một can thiệp hiệu quả hơn có thể sẽ mang lại lợi ích cho bệnh nhân và mang lại giá trị cho hệ thống y tế. MSD đã chuyển sang thử nghiệm “dấu ấn sinh học” để giúp dự đoán bệnh nhân nào sẽ đáp ứng với điều trị, từ đó quản lý ngân sách chăm sóc sức khỏe một cách hiệu quả.

Với phương pháp điều trị miễn dịch, tỷ lệ sống sót cho bệnh nhân ung thư phổi có thể được cải thiện. Điều này sẽ mang lại lợi ích cho hệ thống chăm sóc sức khỏe và xã hội nói chung. Tuy nhiên, các bác sĩ và nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe cần giúp bệnh nhân hiểu được lợi ích, tác hại, tác dụng phụ và chi phí của thuốc không được chính phủ trợ cấp để cho phép bệnh nhân đưa ra quyết định sáng suốt về các lựa chọn điều trị.

Chính phủ và khu vực tư nhân cũng cần cải thiện khả năng tiếp cận các phương pháp điều trị sáng tạo, đồng thời đầu tư vào công nghệ để giúp tăng tỷ lệ sống sót và giảm thời gian điều trị. Song song đó, việc phát triển các công cụ hướng dẫn để phòng ngừa, chẩn đoán sớm, sàng lọc và điều trị cũng rất cần thiết.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ The ASEAN Post)  

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Để giảng đường không khói thuốc lá

Với nhiều biện pháp tích cực, nhiều trường đại học thành viên, đơn vị trực thuộc Đại học Huế (ĐHH) đã hạn chế tối đa cán bộ, giảng viên, sinh viên hút thuốc lá trên giảng đường.

Để giảng đường không khói thuốc lá
Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu?

Gần đây, các sản phẩm thuốc lá nung nóng (TLNN) đã xuất hiện và nhanh chóng thu hút sự chú ý, đặc biệt là ở giới trẻ, với hứa hẹn giảm thiểu tác hại hơn thuốc lá điếu truyền thống. Sự thật như thế nào?

Thuốc lá nung nóng ít tác hại hơn thuốc lá điếu
Coi chừng việc hút thuốc lá nơi công cộng

Đang mải mê ngồi hóng gió ngắm những tia nước mát bắn ra từ đài phun nước (công viên Lý Tự Trọng, TP. Huế) thì cậu con trai kêu chị gái: "Chị Mít ơi, bịt mũi lại, có người hút thuốc kìa". Tôi ngoái lại nhìn theo hướng tay con đang chỉ, thì đúng là có một người đàn ông vừa mới châm điếu thuốc lên hút.

Coi chừng việc hút thuốc lá nơi công cộng
WHO: Số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầu

Trong một báo cáo vừa được công bố ngày 17/1, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết một tín hiệu vui khi số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm, bất chấp những nỗ lực của ngành gây nguy hại cho tiến trình loại bỏ thuốc lá và các sản phẩm tương tự khác.

WHO Số người sử dụng thuốc lá tiếp tục giảm trên toàn cầu

TIN MỚI

Return to top