ClockThứ Hai, 02/07/2018 09:13

Bất đồng về chính sách tị nạn, Bộ trưởng Nội vụ Đức muốn từ chức

Các nguồn tin từ đảng Liên minh Xã hội Cơ đốc giáo (CSU) ngày 1/7 cho biết Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer đã xin từ chức vị trí Bộ trưởng Nội vụ và vị trí Chủ tịch đảng CSU trong một cuộc họp kín với các thành viên trong ban lãnh đạo đảng.

Thủ tướng Đức Merkel nỗ lực gỡ bỏ mâu thuẫn với CSUSố người xin tị nạn mới tại Đức đã giảm mạnh trong năm 2017Thủ tướng Đức không hối tiếc khi nhận hàng triệu người tị nạn

 
Bộ trưởng Nội vụ Đức Horst Seehofer. Nguồn: Deutsche Welle


Theo các nguồn tin trên, Bộ trưởng Nội vụ kiêm Chủ tịch đảng CSU Horst Seehofer vẫn chưa chính thức nộp đơn xin từ chức và nhiều thành viên trong ban lãnh đạo đảng đang cố gắng thuyết phục để chính trị gia này thay đổi quyết định. 

Động thái trên của ông Seehofer diễn ra trong bối cảnh giữa ông và Thủ tướng Đức Angela Merkel thuộc đảng Liên minh Dân chủ Cơ đốc giáo (CDU) đã có những bất đồng sâu sắc trong chính sách tị nạn. 

Trước đó, trong cuộc đàm phán giữa đảng CDU của Thủ tướng Angela Merkel và đảng CSU trong liên minh cầm quyền tại Đức nhằm giải quyết những bất đồng này hôm 18/6, Bộ trưởng Nội vụ Liên bang Horst Seehofer đã tự áp đặt cho mình thời hạn vào ngày 1/7 để chấp nhận thỏa thuận của Thủ tướng Merkel với các nước thành viên thuộc Liên minh châu Âu (EU) nhằm hạn chế và giảm bớt lượng người nhập cư, hoặc gây sức ép với bà Merkel bằng việc sẽ tiến hành các biện pháp kiểm soát biên giới và không tiếp nhận tại biên giới Đức những người tị nạn đã đăng ký nhập cảnh vào một nước khác trong EU. 

Căng thẳng trong nội bộ liên đảng cầm quyền Liên minh Dân chủ/Xã hội Cơ đốc giáo (CDU/CSU) đang leo thang khi Bộ trưởng Nội vụ Đức đe dọa sẽ thực hiện "kế hoạch tổng thể di dân" của ông mà không cần sự chấp thuận của Thủ tướng Merkel. 

Đáp lại, bà Merkel cảnh báo sẽ sa thải ông Seehofer nếu ông này có hành động thách thức. 

Giới phân tích nhìn nhận CSU của Bộ trưởng Seehofer cũng đang phải đối mặt với thách thức từ phía đảng cực hữu Sự lựa chọn vì nước Đức (AfD) trong cuộc bầu cử bang Bavaria vào tháng 10 tới. Do đó, một lập trường cứng rắn về di cư đang là cách hiệu quả nhất để tránh những thách thức của các nhà dân túy./.

Theo Vietnam+

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Bình thường hóa từ chức

Dư luận nổi lên những ngày gần đây khi nữ Thủ tướng Anh Liz Truss mới nhậm chức được 45 ngày đã tuyên bố từ chức. Người ta cho rằng đó là việc bình thường. Thực tế từ chức có phải “bình thường” ở các nước như chúng ta thấy, hay vì lý do nào khác.

Bình thường hóa từ chức
Văn hóa từ chức

Có thể nói, các quy định của Đảng và Kết luận mới ban hành đã rất rõ ràng, nhưng thực tiễn việc áp dụng không phải dễ dàng.

Văn hóa từ chức
Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức

Ngày 7/7, các phương tiện truyền thông đồng loạt đưa tin Thủ tướng Anh Boris Johnson đã chấp nhận từ chức, sau ba năm cầm quyền đầy khó khăn với nhiều vụ bê bối mà đỉnh điểm là cuộc nổi dậy của chính Nội các và nhóm nghị sĩ của ông.

Thủ tướng Anh Boris Johnson từ chức
Thủ tướng Pháp từ chức

Ngày 16/5, Văn phòng Thủ tướng Pháp cho biết Thủ tướng Jean Castex đã nộp đơn xin từ chức lên Tổng thống Emmanuel Macron, mở đường cho một cuộc cải tổ nội các được mong chờ từ lâu của ông Macron.

Thủ tướng Pháp từ chức
Return to top