ClockChủ Nhật, 07/10/2018 10:27

Bé 5 tuổi trở về sau một tuần mất tích trong thảm họa kép ở Indonesia

Susi Rahmatia cứ nghĩ rằng con trai Jumadil đã chết nhưng hôm 5/10 họ đã có cuộc hội ngộ kỳ diệu và xúc động sau một tuần chia cách.

Động đất, sóng thần Indonesia: Số người chết tăng lên 1.558Trẻ em bị "sốc và tổn thương" sau thảm hoạ động đất ở IndonesiaLHQ: Cần sự hỗ trợ "khổng lồ" sau thảm hoạ động đất ở Indonesia

Rahmatia, 26, tuổi, nhào ra khỏi tấm bạt mà bây giờ cô gọi là nhà và lao qua đồng cỏ khi nhìn thấy bóng con trai phía xa. Ôm chầm lấy cậu bé, cô hôn con rối rít và theo bản năng lấy tay sờ nắn khắp cơ thể nhỏ bé xem có chấn thương nào không. May mắn thay cô không tìm thấy gì bất thường.

Rahmatia khóc khi đoàn tụ với con trai Jumadil hôm 5/10. Ảnh: AFP

Khi cơn xúc động lắng xuống, Rahmatia vẫn không nói được gì nhiều. Cô liên tục bảo với các phóng viên AFP đang chứng kiến cảnh tượng này rằng "tôi cứ nghĩ đã mất thằng bé rồi".

Một tuần trước, Jumadil, 5 tuổi, mặc đúng chiếc áo kẻ ngang màu đen đỏ mà cậu bé vẫn mặc hôm nay, chơi đùa trong một công viên bên bờ biển, ngay gần người bà Ajarni. Bất ngờ động đất làm rung chuyển thành phố Palu rồi một cơn sóng thần ập đến. Bà Ajarni, 48 tuổi, hoảng hốt đi tìm cháu trai.

Khi cơn sóng lớn trờ tới trước mặt nhưng vẫn không thấy Jumadil đâu, bà vội vã bỏ chạy nhưng không thoát nổi và bị cuốn vào dòng nước. Không giống như hàng trăm người khác, bà may mắn sống sót và chỉ phải khâu vài mũi. Nhưng Jumadil đã biến mất.

Những người lạ tốt bụng

Trong vòng một tuần tiếp theo, gia đình Rahmatia chật vật để tồn tại từng ngày nhưng chưa bao giờ từ bỏ hy vọng tìm thấy con trai.

"Tôi nghĩ con mình đã chết. Chúng tôi đi tìm thi thể nhưng không thấy", Muhamed Arif, 24 tuổi, cha của Jumadil, nói. "Mẹ thằng bé linh cảm con trai vẫn còn sống".

Rahmatia bế con thứ hai trong khi chồng cô bế con trai Jumadil trong ngày đoàn tụ. Ảnh: AFP

Chú của Jumadil đã đăng thông báo lên một trang Facebook tìm kiếm những người sống sót ở Palu kèm một bức ảnh của cháu trai với hy vọng có thể ai đó đã nhìn thấy cậu bé.

Họ không biết rằng Jumadil đã được cảnh sát đưa về đồn ngay sau trận động đất 7,5 độ. Họ tin rằng cậu bé thoát chết chỉ vài phút trước khi sóng thần ập vào. Tại đồn, cậu bé hoảng sợ liên tục khóc gọi mẹ và bố cho đến khi được Sartini, vợ của một lãnh đạo Hồi giáo địa phương cũng đang tạm trú ở đó, vỗ về.

"Từ lúc đó, cậu bé không muốn chơi với ai khác dù mọi người cố gắng thuyết phục", bà Sartini, 48 tuổi, nhớ lại. "Tôi chỉ động viên cháu rằng 'mẹ đang đi mua sữa'".

Một tuần sau đó, con gái của bà Sartini nhìn thấy bức ảnh Jumadil trên Facebook và nhận ra cậu bé trong hình rất giống đứa trẻ mà mẹ cô đang chăm sóc. Vết bớt bẩm sinh ở cổ của Jumadil đã xác nhận nghi ngờ đó và dẫn tới cuộc hội ngộ đầy hy vọng ở nơi hoang tàn sau thiên tai.

Cách chưa đầy 6 mét nơi gia đình Rahmatia đoàn tụ là một cột đá dán các bức ảnh của những đứa trẻ mất tích. Đó là lời nhắc nhở đầy ám ảnh rằng dù thảm họa đã qua đi một tuần, nó vẫn để lại nỗi đau dai dẳng với các gia đình Indonesia.

Theo VOV

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tìm cháu bé nghi mất tích ở biển

Sáng 13/5, chính quyền địa phương thị trấn Lăng Cô, huyện Phú Lộc cùng với người dân và lực lượng chức năng vẫn đang triển khai các phương án tìm kiếm cháu bé 6 tuổi đang bị mất tích.

Tìm cháu bé nghi mất tích ở biển
Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên

Theo ước tính vừa được Văn phòng Nội các Nhật Bản công bố ngày 24/4, trận động đất nghiêm trọng ở miền Trung Nhật Bản vào ngày đầu năm mới 2024 đã có tác động tiêu cực đến kinh tế nước này, với thiệt hại có thể lên tới 115 tỷ yên (743 triệu USD) trong quý I/2024, tức gần 0,1% GDP danh nghĩa của cả nước.

Trận động đất ngày đầu năm khiến kinh tế Nhật Bản giảm 115 tỷ yên
Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến

Nắng nóng kỷ lục ở Philippines trong tháng này đã buộc các trường học phải cho học sinh về nhà để học trực tuyến, làm sống lại ký ức về đợt phong tỏa do đại dịch COVID-19 và làm dấy lên lo ngại rằng thời tiết khắc nghiệt hơn trong những năm tới có thể làm sâu sắc thêm sự bất bình đẳng về giáo dục.

Sau COVID, đến lượt nắng nóng buộc các trường học ở Indonesia chuyển sang học trực tuyến
Return to top