ClockThứ Ba, 28/08/2018 16:24

Biến đổi khí hậu khiến hàng trăm triệu người thiếu chất dinh dưỡng

TTH.VN - Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đến năm 2050, nhiều loại cây lương thực sẽ trở nên ít chất dinh dưỡng hơn nếu được nuôi trồng trong tình trạng mức khí Carbon dioxit cao đỉnh điểm, cùng lúc khiến tỷ lệ chất protein, sắt và kẽm giảm từ 3 – 17%.

Cháy rừng và lũ lụt: thời tiết cực đoan xuất hiện trên toàn cầuGiảm lượng khí thải Carbon sẽ hạn chế mực nước biển dângLHQ: Biến đổi khí hậu liên quan đến thách thức an ninh ở nhiều quốc giaLàm mát là biện pháp cần thiết để đối phó với biến đổi khí hậuKết quả khảo sát: Thế giới hiện nay nguy hiểm hơn 2 năm trước đây

Biến đổi khí hậu khiến hàng trăm triệu người thiếu chất dinh dưỡng. Ảnh: Independent

Tờ Independent ngày 28/8 đưa tin, tình trạng khí Carbon dioxit ngày càng tăng trong bầu khí quyển có thể làm giảm giá trị dinh dưỡng có trong cây trồng, từ đó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của hàng trăm triệu người dân trên toàn cầu khi tiêu thụ thực phẩm, đặc biệt là những người sống trong khu vực nghèo nhất thế giới.

Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng đến năm 2050, nhiều loại cây lương thực sẽ trở nên ít chất dinh dưỡng hơn nếu được nuôi trồng trong tình trạng mức khí Carbon dioxit cao đỉnh điểm, cùng lúc khiến tỷ lệ chất protein, sắt và kẽm giảm từ 3 – 17%.

Trước những thay đổi kể trên, các chuyên gia nhận định đến giữa thế kỷ này, ước tính sẽ có khoảng 175 triệu người sẽ bị thiếu kẽm. Trong khi đó hiện đang có khoảng 122 triệu người trên thế giới được xác nhận đang thiếu protein.

Ngoài ra, sẽ có khoảng 1,4 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh sản và trẻ em dưới 5 tuổi buộc phải sống trong những khu vực thiếu thức ăn đầy đủ dinh dưỡng, dẫn đến tình trạng cơ thể thiếu sắt trầm trọng.

Sau nhiều nghiên cứu về khả năng biến đổi của chất dinh dưỡng nếu hàm lượng Carbon dioxit ngày càng nhiều, giới chuyên gia cho biết, có thể sẽ có đến 151 quốc gia, đặc biệt là các nước trong khu vực Bắc Phi, Nam Á, Đông Nam Á và Trung Đông sẽ chịu tác động nặng nề nhất khi biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến chất lượng dinh dưỡng trong thực phẩm.

Thêm vào đó, tính đến năm 2050, khoảng 50 triệu người dân ở châu Phi cận Sahara, Ấn Độ sẽ bị thiếu kẽm và 38 triệu người khác thiếu protein. Trong bối cảnh thu nhập quyết định số lượng và chất lượng thực phẩm, người dân sinh sống trong các khu vực nghèo nhất ở các nước này sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc.

Đan Lê (Lược dịch từ Independent)

 

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa

Ngày 1/11, hội nghị Nhi khoa toàn quốc lần thứ 25 khai mạc với chủ đề “Từ khoa học đến chính sách và thực tiễn”. Hội nghị có sự tham dự của UVTV Tỉnh ủy, Phó chủ tịch Thường trực UBND Tỉnh Nguyễn Thanh Bình; ông Đinh Anh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Bà mẹ Trẻ em, Bộ Y tế; PGS.TS. Trần Minh Điển, Giám đốc Bệnh viện Nhi Trung ương, Chủ tịch hội Nhi khoa Việt Nam; PGS.TS Trần Kiêm Hảo, Giám đốc sở y tế cùng hàng trăm bác sĩ, chuyên gia trong ngoài nước, nhà quản lý, hội viên Hội Nhi khoa Việt Nam…

Tăng hiệu quả chăm sóc và điều trị trong lĩnh vực Nhi khoa
Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

Theo báo cáo mới được công bố hôm nay (28/10) của Oxfam - tổ chức toàn cầu đấu tranh chống bất bình đẳng để chấm dứt đói nghèo và bất công, lượng CO2 trung bình mà 50 tỷ phú giàu nhất thế giới thải ra thông qua các khoản đầu tư, máy bay phản lực tư nhân và du thuyền của họ trong 90 phút còn cao hơn cả lượng phát thải mà một người bình thường thải ra trong suốt cả cuộc đời.

Phát thải từ giới siêu giàu trong 90 phút còn cao hơn trong cả đời người bình thường

TIN MỚI

Return to top