ClockThứ Sáu, 13/07/2018 09:14

LHQ: Biến đổi khí hậu liên quan đến thách thức an ninh ở nhiều quốc gia

TTH - Sau chuyến công du đến khu vực Hồ Chad ở châu Phi, Phó Tổng thư ký cho rằng, khu vực này đang "trải qua một cuộc khủng hoảng do sự kết hợp phức tạp và đan xen của các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, nhân đạo và môi trường".

Cựu Tổng thư ký LHQ sẽ làm Chủ tịch Ủy ban toàn cầu về thích ứngHơn 1.000 người di cư tử vong trên Địa Trung Hải trong năm nayHơn 13.000 người bị thương ở Gaza, LHQ lo ngại nguy cơ chiến tranhLHQ nhấn mạnh “giá trị đích thực” của đất đaiCampuchia được bầu làm Uỷ viên Hội đồng Kinh tế, Xã hội của LHQ

Biến đổi khí hậu, một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng thiếu nước và thực phẩm, ngày càng liên quan mật thiết đến xung đột, cũng như một số thách thức an ninh cấp bách nhất trong thời đại chúng ta, Phó Tổng thư ký LHQ Amina Mohammed cho biết, đồng thời cảnh báo rằng các nước dễ bị hạn hán và mất mùa chính là những quốc gia mong manh và dễ bị xung đột nhất.

Sau chuyến công du đến khu vực Hồ Chad ở châu Phi, Phó Tổng thư ký cho rằng, khu vực này đang "trải qua một cuộc khủng hoảng do sự kết hợp phức tạp và đan xen của các yếu tố chính trị, kinh tế xã hội, nhân đạo và môi trường".

Sự sụt giảm đến 90% lượng nước ở Hồ Chad trong vòng 50 năm qua đã dẫn đến tình trạng suy thoái môi trường, gây ra những thiệt hại về kinh tế xã hội và mất an ninh, làm ảnh hưởng đến 45 triệu người, nhất là giới trẻ - đối tượng dễ bị tác động bởi các nguy cơ cực đoan bạo lực và là mảnh đất cho các nhóm khủng bố như Boko Haram phát triển.

TỐ QUYÊN

(Lược dịch từ UN & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
COP29: Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu

Cuối tuần qua, các nhà lãnh đạo trong lĩnh vực công nghệ và môi trường tại Hội nghị thượng đỉnh về biến đổi khí hậu COP29 của Liên hợp quốc (LHQ) đang diễn ra ở Baku (Azerbaijan) đã thông qua một tuyên bố cam kết sử dụng công nghệ số để đẩy nhanh hành động vì khí hậu. Đồng thời, tuyên bố cũng cam kết nỗ lực giảm lượng khí thải carbon và ô nhiễm từ các hoạt động sản xuất công nghệ và giải quyết vấn đề rác thải điện tử đang ngày càng gia tăng.

COP29 Công nghệ kỹ thuật số và AI có thể thúc đẩy hành động khí hậu
Vườn Quốc gia Bạch Mã: Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

Vườn Quốc gia (VQG) Bạch Mã có diện tích tự nhiên hơn 37.423 héc ta, thuộc địa giới hành chính 15 xã, thị trấn của 3 huyện Phú Lộc, Nam Đông (Thừa Thiên Huế) và Đông Giang (Quảng Nam). Thời gian qua, lực lượng kiểm lâm VQG Bạch Mã cùng các đơn vị đã tích cực phối hợp tuần tra, bảo vệ rừng. Nhờ đó đã kịp thời phát hiện, ngăn chặn nhiều vụ săn bắt, bẫy động vật rừng trái phép tại VQG này.

Vườn Quốc gia Bạch Mã Nỗ lực ngăn chặn nạn bẫy thú rừng

TIN MỚI

Return to top