ClockThứ Ba, 28/05/2019 19:39

Các dòng sông trên thế giới đang bị ô nhiễm nặng chất thải kháng sinh

TTH - Theo một nghiên cứu được công bố tại phiên họp thường niên của Hiệp hội Độc học Môi trường và Hóa học (SETAC) diễn ra từ ngày 27-28/5 tại thủ đô Helsinki (Phần Lan), các con sông trên thế giới đang bị ô nhiễm bởi thuốc kháng sinh, vượt ngưỡng an toàn môi trường lên đến 300 lần.

Hiểm họa từ xử lý kháng sinh bất cẩn

Nước thải có thể làm ô nhiễm các dòng sông với dư lượng thuốc từ con người, cũng như dư lượng thuốc được sử dụng tự do trong chăn nuôi. Ảnh: Getty

Trong đó, các nhà khoa học đã tìm thấy một hoặc nhiều loại kháng sinh phổ biến trong 2/3 trên tổng số 711 mẫu thí nghiệm được lấy từ các con sông ở 72 quốc gia.

Tại hàng chục địa điểm, nồng độ của các loại thuốc kháng sinh vượt mức an toàn do Liên minh Công nghiệp Kháng kháng sinh (AMR) đưa ra.

Đáng chú ý, thuốc ciprofloxacin vượt ngưỡng tại 51 địa điểm được thử nghiệm. Tại một địa điểm ở Bangladesh, nồng độ của một loại kháng sinh được sử dụng rộng rãi khác là metronidazole cũng vượt giới hạn 300 lần.

"Kết quả đáng lo ngại, thể hiện sự ô nhiễm trên diện rộng của các hệ thống sông trên toàn thế giới bởi những hợp chất kháng sinh", ông Alistair Boxall, một nhà khoa học tại Viện Bền vững Môi trường York khẳng định.

Sự xuất hiện rộng rãi của thuốc kháng sinh không chỉ ảnh hưởng đến động vật hoang dã, mà còn có khả năng góp phần vào vấn đề kháng kháng sinh.

Được phát hiện vào những năm 1920, thuốc kháng sinh đã cứu sống hàng chục triệu người khỏi bệnh viêm phổi, lao, viêm màng não và hàng loạt vi khuẩn gây chết người. Thế nhưng, việc lạm dụng và sử dụng sai các loại thuốc này được cho là nguyên nhân chính của kháng kháng sinh. Ngoài ra, sự xuất hiện ngày càng tăng của thuốc kháng sinh trong môi trường cũng có thể là một yếu tố chính.

Nghiên cứu mới cho thấy, giới hạn an toàn bị vượt quá thường xuyên nhất ở châu Á và châu Phi, nhưng các mẫu thí nghiệm từ châu Âu và châu Mỹ cũng chỉ ra vấn đề này thuộc phạm vi toàn cầu.

Các quốc gia có mức độ ô nhiễm cao nhất là Bangladesh, Kenya, Ghana, Pakistan và Nigeria. Tại châu Âu, một địa điểm ở Áo có nồng độ kháng sinh lớn nhất so với bất kỳ nơi nào khác trên lục địa này.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Y tế kỹ thuật cao: Tạo đà bứt phá, vươn tầm.

Năm 2023, Bệnh viện Trung ương Huế là đơn vị tiêu biểu xuất sắc trong các đơn vị y tế của cả nước về phát triển các kỹ thuật cao: Ghép tạng, ghép tế bào gốc tạo máu tự thân, lĩnh vực ung thư, đột quỵ, tim mạch...

Y tế kỹ thuật cao Tạo đà bứt phá, vươn tầm
HỘI NGHỊ THƯỢNG ĐỈNH G20:
Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu

Tại thành phố Rio de Janeiro (Brazil), từ ngày 18 - 19/11, các nhà lãnh đạo sẽ tham dự Hội nghị thượng đỉnh Nhóm các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20), với chủ đề “Xây dựng thế giới công bằng và hành tinh bền vững”, nhằm giải quyết một loạt vấn đề từ đói nghèo đến cải cách các thể chế toàn cầu.

Thế giới trông chờ bước đột phá trong đàm phán khí hậu
Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê

Đọc Trần Băng Khuê, tôi không có cảm giác đang chạm vào một cấu trúc hư cấu kiểu mẫu, mà đang mò mẫm bước qua từng không gian luôn khép kín, chỉ có một cánh cửa để mở vào một không gian khác và cứ thế dẫm lên những siêu hiện thực không ngừng được bày ra.

Có một thế giới truyện ngắn Trần Băng Khuê
Giữ cho những dòng sông luôn sạch

Dòng sông Hương trong xanh, êm đềm trôi qua lòng TP. Huế đã trở thành một biểu tượng đặc trưng của vùng đất Cố đô. Đằng sau hình ảnh nên thơ ấy là sự cống hiến âm thầm của những người công nhân môi trường ngày ngày vớt rác, để giữ gìn vẻ đẹp tự nhiên và sự trong lành cho sông Hương cũng như các dòng sông khác tại Huế.

Giữ cho những dòng sông luôn sạch

TIN MỚI

Return to top