ClockThứ Ba, 27/09/2016 14:44

Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á vẫn giữ ổn định

TTH.VN - Các nền kinh tế đang phát triển ở châu Á đang giữ ổn định và sẽ phát triển như mức dự báo trước đó là 5,7% trong năm nay và năm tới, nhờ vào khả năng phục hồi của 2 nền kinh tế lớn nhất khu vực là Trung Quốc và Ấn Độ, Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) ngày hôm nay (27/9) cho biết.

ADB cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế châu Á năm 2016ADB: Biến đổi khí hậu gây thiệt hại kinh tế nghiêm trọng

Trụ sở chính của ADB tại thủ đô Manila, Philippines. Ảnh: Wikipedia

Các nền kinh tế đang phát triển của khu vực đã tăng trưởng 5,9% trong năm 2015 và ADB vẫn giữ mức dự báo được đưa hồi tháng 3, theo một báo cáo của ADB.

Trung Quốc, nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới được dự báo sẽ tăng trưởng 6,6% trong năm 2016 và 6,4% trong năm 2017, tương đương 0,1 điểm phần trăm cao hơn mức dự báo hồi tháng 3; do chính sách kích thích tài chính và tiền tệ mạnh mẽ nhằm thúc đẩy nhu cầu trong nước, trong khi nhu cầu bên ngoài vẫn còn ảm đạm.

Tiêu dùng và dịch vụ tư nhân đóng góp phần lớn vào mức tăng trưởng 6,7% của Bắc Kinh trong nửa đầu năm nay, phù hợp với mục tiêu của Chính phủ trong việc ưu tiên tăng trưởng bền vững, được hỗ trợ bởi mức lương cao hơn và việc làm đô thị nhiều hơn, báo cáo nói thêm.

Bên cạnh đó, sự tiến bộ ổn định về cải cách đang giúp Ấn Độ đạt được mục tiêu tăng trưởng, với mức dự báo tăng trưởng trước đó là 7,4% trong năm 2016 và 7,8% trong năm 2017, báo cáo cho hay.

Các chuyên gia dự báo, Ấn Độ sẽ tăng tiêu dùng cá nhân, khi tiền lương và lương hưu gần đây có xu hướng gia tăng, cũng như kỳ vọng thời tiết thuận lợi sẽ nâng thu nhập ở khu vực nông thôn. Thêm vào đó, sự phục hồi trong đầu tư tư nhân cũng giúp nước này tăng trưởng đến 7,8% trong năm 2017.

Ngoài ra, sức tăng trưởng của 5 nền kinh tế lớn nhất khu vực Đông Nam Á (Philippines, Thái Lan, Indonesia, Malaysia và Việt Nam) được dự báo ở mức 4,8% trong năm 2016, tương tự như dự báo được đưa ra hồi tháng 3 vừa qua.

Chính phủ các nước đầu tư vào cơ sở hạ tầng, nhất là ở Indonesia, Philippines và Thái Lan giúp bù đắp cho nhu cầu xuất khẩu ảm đạm và tình trạng hạn hán gây ra sự sụt giảm trong sản lượng nông nghiệp vào nửa đầu năm nay ở tất cả các quốc gia, ngoại trừ Indonesia.

Tăng trưởng của 5 nền kinh tế ở khu vực Đông Nam Á dự kiến ​​sẽ tăng tốc lên 5% trong năm 2017, do nhu cầu vững chắc hơn từ các nền kinh tế công nghiệp chính, giá cả xuất khẩu cao hơn và đầu tư cơ sở hạ tầng được tăng lên.

Báo cáo cũng cảnh báo các rủi ro khí hậu liên quan đến sự phát triển ở châu Á, như mùa mưa ngắn hơn, tình trạng hạn hán trở nên tồi tệ hơn và sâu bệnh bùng phát, nếu không được kiểm soát có thể dẫn đến thiệt hại kinh tế tương đương với 10% tổng sản phẩm trong nước của khu vực trong năm 2100.

Lê Thảo (Lược dịch từ AP & Morning Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương:
ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh

Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) ngày hôm nay (25/11) công bố Kế hoạch Hành động Môi trường giai đoạn 2024 - 2030, vạch ra lộ trình giải quyết những tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh gồm: mất đa dạng sinh học, ô nhiễm và biến đổi khí hậu ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

ADB vạch ra lộ trình giải quyết tác động của 3 cuộc khủng hoảng hành tinh
Return to top