ClockThứ Năm, 06/09/2018 20:17

Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và cơ hội của ASEAN

TTH - Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu đang ở trong giai đoạn biến đổi sâu sắc, cán cân kinh tế toàn cầu đang tiếp tục nghiêng về phía các thị trường mới nổi.

Việt Nam tiếp tục dẫn đầu ASEAN về chỉ số PMIASEAN tăng cường FTA để tránh căng thẳng thương mại

ASEAN cần nỗ lực nắm bắt cơ hội phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư. Ảnh: World Economic Forum

Theo nhận định của Chủ tịch điều hành Diễn đàn kinh tế thế giới (WEF) Borge Brende và Giám đốc khu vực châu Á - Thái Bình Dương của WEF Justin Wood, xét về riêng lẻ, các nước thành viên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) có sức ảnh hưởng rất ít trên toàn cầu. Tuy nhiên về cục diện chung, ASEAN đại diện cho 10% dân số thế giới và đóng góp gần 5% GDP toàn cầu. Trong thời điểm các cường quốc lớn và xu hướng toàn cầu đang định hình lại môi trường khu vực, cách duy nhất để các quốc gia ASEAN nâng cao lợi ích của mình là hợp tác hành động có hiệu quả.

Tính đến thời điểm hiện tại, ASEAN đã trải qua giai đoạn phát triển ấn tượng trong vòng 5 thập kỷ qua. Từ một khu vực luôn phải đối mặt với nhiều xung đột, kém phát triển của những năm 1960, nay ASEAN đã trở thành một trong những khu vực hòa bình nhất và tương đối thành công về mặt kinh tế.

Ngày nay, trong bối cảnh toàn cầu đang ở trong giai đoạn biến đổi sâu sắc, cán cân kinh tế toàn cầu đang tiếp tục nghiêng về phía các thị trường mới nổi. Tận dụng những cơ hội này, các nước ASEAN cần nỗ lực tạo ra một cơ hội mới và xây dựng chỗ đứng vững chắc hơn trên trường quốc tế. Lúc này, các nước ASEAN cần xem xét đẩy mạnh phát triển theo xu hướng cánh mạng công nghiệp lần thứ tư như: áp dụng công nghệ hiện đại, trí tuệ nhân tạo, y học tiên tiến và sử dụng các biện pháp quản lý tự trị mới.

Đầu tiên, khu vực cần xem xét tương lai của việc làm. Hiện nay, dân số trong độ tuổi lao động của khối đang chứng kiến đà tăng trưởng 11.000 người/ngày và dự kiến sẽ tiếp tục duy trì tốc độ này trong vòng 15 năm tới. Trong bối cảnh việc làm đang dần bị thay thế bởi công nghệ tự động hoặc trí tuệ nhân tạo, từ đó gây ra nhiều áp lực cho hệ thống thuế dựa vào thu nhập của lao động và ngân sách quốc gia, các nước ASEAN cần mở rộng đầu tư vào công tác tái đào tạo năng lực cho lực lượng lao động và đảm bảo tính cạnh tranh của lao động truyền thống.

Ngoài ra, cũng cần xem xét tương lai của sản xuất. Đối với ASEAN, sự chuyển dịch từ chuỗi cung ứng toàn cầu sang sản xuất theo quy mô nhỏ hơn do tác động của công nghệ cao và robot công nghiệp giá rẻ có thể tác động nghiêm trọng đến doanh thu xuất khẩu và giá trị đầu tư của khu vực.

Trước những thay đổi dồn dập, điều quan trọng lúc này là ASEAN cần đẩy mạnh phát triển cộng đồng. Về khía cạnh kinh tế, khả năng phục hồi của khu vực có thể có thể được củng cố bằng cách xây dựng thị trường đơn lẻ chính thống. Thực hiện đầy đủ nội dung cam kết của Cộng đồng kinh tế ASEAN,  khu vực sẽ có điều kiện phát triển bền vững. Với một thị trường mạnh mẽ, ASEAN hoàn toàn có thể quản lý vận mệnh kinh tế của riêng mình và sẽ cách ly tốt hơn đối với những cú sốc của chủ nghĩa bảo hộ. Đặc biệt, tăng cường an ninh chính trị cũng không kém phần quan trọng. Khi tình hình chính trị toàn cầu đang có nhiều biến đổi, ASEAN cần tạo tiếng nói trên trường quốc tế để từ đó dễ dàng yêu cầu sự hỗ trợ từ các nước khác.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc cải cách để phát triển, diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN 2018 (WEF ASEAN) sẽ chính thức được tổ chức tại Hà Nội từ ngày 11-13/9 để nắm bắt cơ hội và tìm cách giải quyết thách thức của cách mạng công nghiệp lần thứ tư mang lại cho ASEAN.

Hạnh Nhi

(Lược dịch từ MM Times)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp

Sau khi Quy hoạch chung tỉnh Thừa Thiên Huế được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, UBND TX. Hương Trà ưu tiên xúc tiến đầu tư, huy động mọi nguồn lực thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các công trình trọng điểm, các cụm công nghiệp (CCN); chỉ đạo các ngành chức năng phối hợp với các địa phương khẩn trương hoàn thiện thủ tục để sớm hình thành các CCN trên địa bàn.

Hương Trà ưu tiên hình thành các cụm công nghiệp
ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất

Đầu tư cho sản xuất tại Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) đang bùng nổ. ASEAN đã trở thành điểm đến mục tiêu của các công ty đa quốc gia và có vai trò cực kỳ quan trọng trong kỷ nguyên cạnh tranh quyền lực toàn cầu. Khối 10 quốc gia với hơn 660 triệu dân này được hưởng lợi từ các chiến lược “Trung Quốc + 1” vốn đã tăng tốc kể từ sau đại dịch COVID-19, khi các doanh nghiệp đa dạng hóa chuỗi cung ứng của họ sang một hoặc nhiều quốc gia ASEAN để tránh việc quá tập trung vào thị trường Trung Quốc.

ASEAN trở thành điểm đến chính của FDI lĩnh vực sản xuất
ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh

Đông Nam Á có thể mở khóa thêm 300 tỷ USD doanh thu hàng năm từ các khoản đầu tư xanh vào năm 2030, nếu các chính phủ tăng cường hợp tác về lưới điện và thị trường carbon trong khu vực, đồng thời đưa ra những biện pháp khuyến khích tốt hơn cho năng lượng sạch và các quy định rõ ràng hơn về tài chính xanh, theo báo cáo của Bain & Company, GenZero, Standard Chartered và Temasek được công bố ngày hôm nay (15/4).

ASEAN có thể bổ sung thêm 300 tỷ USD doanh thu từ các khoản đầu tư xanh
Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

Theo phân tích của Maybank Investment Bank Bhd, việc áp dụng xe điện (EV) ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng nhờ các quy định thuận lợi, các nhà sản xuất xe điện Trung Quốc tung ra các mẫu xe mới với giá thấp hơn, đồng thời khu vực này cũng có các cơ sở sản xuất ô tô lớn và nhu cầu xe điện đáng kể.

Thị trường xe điện ở ASEAN sẽ tiếp tục tăng trưởng

TIN MỚI

Return to top