ClockThứ Tư, 24/02/2016 15:12

Cần thắt chặt an ninh biên giới để đối phó với khủng bố

TTH.VN - Chính phủ các nước phải đối phó với mối đe dọa của các nhóm khủng bố hoạt động tự do xuyên biên giới bằng cách tăng cường các biện pháp an ninh và đẩy mạnh sự phối hợp liên quốc gia, một chuyên gia về khủng bố của Singapore phát biểu tại Diễn đàn về Triển vọng Toàn do tạp chí Straits Times phối hợp với ngân hàng OCBC tổ chức hàng quý.

Indonesia: Sử dụng truyền thông xã hội để thúc đẩy hòa bình, chống khủng bốIndonesia là “thủ phủ của chủ nghĩa khủng bố” ở Đông Nam ÁMalaysia không tham gia “liên minh chống khủng bố” của Saudi Arabia

Malaysia tăng cường an ninh nhằm ngăn chặn khủng bố. Ảnh: Worldbulletin

Sự xuất hiện của các nhóm như Nhà nước Hồi giáo ở Iraq và Syria (IS) đã gây ra những tác động nhất định đến khu vực Đông Nam Á, ví dụ như vụ khủng bố hôm 14/1 ở  thủ đô Jakatar, và các mối đe dọa sẽ còn tiếp diễn đối với các nước trong khu vực, nhà phân tích Barry Desker tại Trường Nghiên cứu Quốc tế thuộc Đại học Công nghệ Nanyang cảnh báo.

IS cùng với tuyên bố của nó về việc thiết lập một Đế chế Hồi giáo (Caliphate) toàn cầu đã đặt ra một nguy cơ lớn hơn cho chính quyền các nước trong khu vực, mang đến nguy cơ nghiêm trọng hơn so với các nhóm khủng bố trước đây như Al Qaeda khi buộc các quốc gia phải cân nhắc kỹ về các vấn đề ngoài biên giới, thúc đẩy nhu cầu tăng cường hợp tác giữa các nước nhằm chống lại các nhóm khủng bố kiểu này, ông Desker nói, nhấn mạnh rằng việc lọt qua biên giới đã khiến những kẻ khủng bố dễ dàng di chuyển và các nước đã phải đối mặt với nhiều thách thức về vấn đề này.

Theo ông, lệnh trục xuất gần đây của Singapore đối với 4 người Indonesia, trong đó có một cậu bé 15 tuổi, bị tình nghi đang trên đường tới Trung Đông để tham gia vào lực lượng IS được xem là một điển hình tốt về cách các nước có thể hợp tác cùng nhau nhằm ngăn chặn những kẻ mang danh đi du lịch đến đến gia nhập vào các nhóm khủng bố.

Chính phủ các nước phải đẩy mạnh các biện pháp an ninh bao gồm cả những hành động thực tiễn để ngăn chặn người dân đi du lịch đến Syria và chặn đứng sự xuất hiện của một thế hệ mới các chiến binh, đồng thời chống lại việc sử dụng các trang web cực đoan.

Ông Desker cũng nói thêm rằng, việc giám sát các nhà tù cũng phải được tăng cường để ngăn ngừa sự cực đoan hóa của các tù nhân bị ảnh hưởng bởi tư tưởng khủng bố, ví dụ như trường hợp của nhà tư tưởng cực đoan Aman Abdurrahman - kẻ bị tình nghi đã dàn xếp các cuộc tấn công ở Jakarta hồi tháng trước từ trong tù.

Cho rằng các mối đe dọa của chủ nghĩa khủng bố đang tồn tại ở đây, ông Desker nhấn mạnh rằng các quốc gia phải kiên cường khi phải đối mặt với các hành vi khủng bố.

"Những hành động khủng bố sẽ tiếp tục xảy ra. Thách thức đối với người dân Singapore là cho dù các cơ quan tình báo, bao gồm cả ở Singapore, có thể ngăn chặn được 99 vụ tấn công, nhưng 1 vụ còn lại vẫn có thể diễn ra", ông cảnh báo.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Straitstimes)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”
Châu Á - Thái Bình Dương: 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

Theo báo cáo Triển vọng Toàn cầu năm 2025 vừa được Chương trình Lương thực thế giới (WFP) công bố, nạn đói tiếp tục gia tăng, với 343 triệu người trên khắp 74 quốc gia đang phải trải qua tình trạng mất an ninh lương thực nghiêm trọng, tăng 10% so với năm ngoái. Trong đó, tại châu Á - Thái Bình Dương, 88 triệu người đang phải vật lộn với nạn đói do thảm họa liên quan đến khí hậu gây ra.

Châu Á - Thái Bình Dương 88 triệu người mất an ninh lương thực do những cú sốc khí hậu

TIN MỚI

Return to top