ClockThứ Ba, 10/10/2017 07:00

Cảnh báo về khủng hoảng dinh dưỡng ảnh hưởng đến 165.000 trẻ em ở Mali

TTH.VN - Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc ( UNICEF ) tuyên bố trong trường hợp bạo lực và bất bình ổn tiếp tục xảy ra, khả năng cao sẽ dẫn đến một cuộc khủng hoảng về dinh dưỡng, gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe và tương lai của hàng ngàn trẻ em tại Mali.

UNICEF báo động tình trạng suy dinh dưỡng và bệnh tật ở trẻ em SomaliUNICEF: 1,4 triệu trẻ em châu Phi đối mặt với nạn đói nghiêm trọngLHQ: 1/3 dân số thế giới đối mặt với tình trạng suy dinh dưỡngHàn Quốc tổ chức cuộc đua marathon gây quỹ giúp trẻ emMỹ: Suy dinh dưỡng liên quan bệnh lý gây tổn thất 15,5 tỷ USD/năm

Theo kết quả từ một báo cáo được công bố ngày 9/10 cho thấy, ước tính vào năm 2018, số lượng trẻ em mắc hội chứng suy dinh dưỡng tại Mali (một quốc gia nghèo ở châu Phi) sẽ tăng lên đến 165.000 trẻ.

Một bé gái suy sinh dưỡng được chăm sóc tại trung tâm Y tế Bellafarendi. Ảnh: UN News

Cụ thể, tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em dưới 5 tuổi tại những khu vực thường xuyên xảy xung đột như Timbuktu và Gao đang ở mức cao, với số liệu ghi nhận lần lượt là 15,7% và 15,2% . Đây là con số đáng báo động, được cảnh báo ở mức “đỉnh điểm” theo danh sách quy mô phân loại của tổ chức UNICEF. Ngoài ra, tình trạng suy dinh dưỡng cấp tích cũng được ghi nhận ở các vùng Kayes với tỷ lệ 14,2%; Taoudéni 14,3%, trong khi tỷ lệ suy dinh dưỡng trung bình quốc gia chỉ vào khoảng10,7%.

Các trẻ em mắc hội chứng này thường gặp phải những tổn thương cơ rất nghiêm trọng, trong lượng cơ thể và sức đề kháng ở mức thấp, nguy cơ tử vong cao gấp 9 lần so với các bạn đồng trang lứa bình thường khác.

Được biết, nguyên nhân chính của vấn đề này là tình hình bạo loạn và bất bình ổn trong khu vực dẫn đến sự thay đổi trong dân số, làm gián đoạn các dịch vụ xã hội ở khu vực miền bắc Mali. Ngoài ra, các yếu tố khác như chất lượng thực phẩm, nguồn nước cũng là một trong những tác nhân gây nên các bệnh về tiêu hóa như tiêu chảy, suy hô hấp, sốt rét, ảnh hưởng đến quá trình phát triển của trẻ em.

Đối mặt với vấn nạn này, Chính phủ Mali khuyến cáo các bà mẹ nên tuyệt đối chú trọng công tác chăm sóc trong khoảng thời gian 1.000 ngày từ khi trẻ sinh ra, bằng cách áp dụng các biện pháp như cho con bú hoàn toàn bằng sữa mẹ và rửa tay bằng xà phòng trước khi tiếp xúc với trẻ, nhằm ngăn chặn tối đa sự lây lan của mầm bệnh.

Đan Lê (Lược dịch từ UN News)

 

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ngày Nhà giáo Thế giới (5/10):
Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay

Từ lễ Wai kru ở Thái Lan đến các sự kiện tri ân ở Lào và Campuchia, tất cả các nước ASEAN đều dành riêng một ngày đặc biệt để học sinh vinh danh giáo viên bằng hoa, điệu múa truyền thống và cử chỉ tôn trọng.

Đã đến lúc cải cách khủng hoảng giáo dục hiện nay
UNICEF: 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi

Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) hôm nay (18/9) cho biết lũ lụt và lở đất chết người do bão Yagi gây ra đã ảnh hưởng đến khoảng 6 triệu trẻ em trên khắp Đông Nam Á, trong khi số người thiệt mạng vì thảm họa này vẫn đang tiếp tục tăng lên.

UNICEF 6 triệu trẻ em ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi bão Yagi
UNICEF cảnh báo 600.000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah

Ngày 6/5, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) cảnh báo khoảng 600.000 trẻ em đang trong cảnh chen chúc tại thành phố Rafah, phía Nam Dải Gaza, phải đối mặt với "thảm họa tiếp theo", đồng thời kêu gọi cộng đồng quốc tế phản đối việc người dân buộc phải di dời sau khi Israel ra lệnh sơ tán trước kế hoạch tấn công trên bộ nhằm vào thành phố này.

UNICEF cảnh báo 600 000 trẻ em đối mặt với thảm họa ở Rafah
LHQ: Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

Trong một báo cáo mới vừa được công bố ngày 12/3, Liên Hiệp Quốc cho biết số trẻ em trên toàn thế giới tử vong trước 5 tuổi đã giảm xuống mức thấp kỷ lục vào năm 2022, và đây là năm đầu tiên số trẻ nhỏ tử vong giảm xuống dưới 5 triệu.

LHQ Tỷ lệ tử vong ở trẻ nhỏ giảm xuống mức thấp kỷ lục

TIN MỚI

Return to top