ClockThứ Sáu, 12/08/2016 06:19

Châu Á cần đầu tư nhiều hơn vào giảm thiểu rủi ro thiên tai

TTH.VN - Trước thực trạng mưa bão, động đất và lũ lụt, các quốc gia châu Á cần phải đẩy mạnh đầu tư vào việc giảm nhẹ rủi ro thiên tai trước khi trở nên "quá muộn" trong một khu vực thường xuyên bị tàn phá bởi thiên tai, Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ (IFRC) quốc tế ngày hôm qua (11/8) cảnh báo.

Lũ lụt ở miền nam Philippines năm 2015. Ảnh: Reuters

Theo đánh giá của Liên Hiệp Quốc (LHQ), Châu Á-Thái Bình Dương là khu vực dễ bị thiên tai nhất trên thế giới, chiếm hơn 1/2 trong số 344 thảm họa trên toàn cầu vào năm ngoái, với hơn 16.000 người thiệt mạng và 59 triệu người khác bị ảnh hưởng chỉ tính riêng trong khu vực này.

Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong việc giải quyết các thảm họa nhưng châu Á vẫn có thể làm được nhiều hơn nữa bằng cách thúc đẩy đầu tư vào việc giảm thiểu các rủi ro, Tổng thư ký IFRC Elhadj As Sy nhận định.

"Nếu so sánh với những gì đã từng áp dụng 5 năm hay 10 năm trước đây, rõ ràng các nước đang được trang bị tốt hơn và chuẩn bị tốt hơn trước các thảm hỏa", ông Elhadj As Sy nói với Reuters trong một cuộc phỏng vấn nhân chuyến thăm gần đây đến Jakarta, tuy nhiên, "có lẽ như vậy vẫn chưa đủ" ông nói thêm.

Trích dẫn những thành công ở Philippines, đất nước bị mưa bão tàn phá hàng năm, ", ông Elhadj As Sy cho biết việc đầu tư vào giảm thiểu rủi ro thiên tai là chìa khóa để giảm thiểu số thương vong.

Siêu bão Haiyan tấn công Philippines vào năm 2013, đã làm thiệt mạng hơn 6.300 người và hơn 4 triệu người phải di dời, nhưng mùa mưa bão năm ngoái chỉ gây ra tác động nhỏ trên cả nước.

Viện trợ quốc tế cho thiên tai giai đoạn 2004-2013 đạt mức 28 tỷ USD, nhưng hầu hết là nhằm ứng phó khẩn cấp và phục hồi, chứ không phải phòng ngừa, theo báo cáo về thiên tai ở châu Á-Thái Bình Dương năm 2015 của Liên Hợp Quốc.

Châu Á-Thái Bình Dương đặc biệt dễ bị tổn thương bởi các thảm họa một phần do dân số ngày càng tăng nhanh và một số lượng lớn những người nghèo khổ ở đô thị có xu hướng sống trong các khu vực nguy hiểm như các khu ổ chuột và bờ sông.

Hiện nay, trên 700 triệu người trong khu vực sinh sống tại những nơi được coi là có nguy cơ thảm họa "cao" hoặc "cực kỳ cao", và con số này có thể lên tới 1 tỷ người vào năm 2030, số liệu mới nhất được công bố hồi tháng 3/2016 của LHQ cho biết.

"Không phải chỉ cần đủ để đối phó khi thảm họa xảy ra, mà điều quan trọng nhất là làm thế nào chúng ta có thể hợp tác với nhau nhằm giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra", người đứng đầu của IFRC nhấn mạnh.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & CNA)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh

Xây dựng trường học an toàn, cộng đồng an toàn, các trường học, nhiều tổ chức và hội chữ thập đỏ các cấp đã tổ chức các lớp tập huấn giúp học sinh trang bị kỹ năng cần thiết mùa mưa bão.

Trang bị kỹ năng phòng, chống thiên tai cho học sinh
Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai

Việc giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản và người trong thiên tai, bão lũ, theo đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thị xã Hương Trà chính là phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” và xây dựng các kịch bản phù hợp với từng địa bàn...

Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai
Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống

Các chủ đầu tư công trình thủy điện đã chuẩn bị đầy đủ thiết bị, vật tư cùng nhân lực nhằm đáp ứng yêu cầu ứng phó thiên tai, chủ động trước mọi tình huống xảy ra.

Chủ động ứng phó thiên tai theo từng tình huống
Return to top