ClockThứ Hai, 24/09/2018 09:13

Châu Á: Kiềm chế sự phát triển không đồng đều để đối phó với thiên tai

TTH.VN - Tăng trưởng dân số, đô thị hóa nhanh chóng và sự phát triển không ổn định của các vùng ven biển trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương đang gia tăng nguy cơ thiệt hại nặng nề từ các cơn bão mạnh, các chuyên gia cho biết.

EU hỗ trợ ứng phó thiên tai ở Nam và Đông Nam ÁChâu Á – Thái Bình Dương sẽ mất hơn 160 tỷ USD mỗi năm do thiên taiNguy cơ thiên tai vượt quá khả năng phục hồi ở châu Á - Thái Bình DươngChâu Á cần đầu tư nhiều hơn vào giảm thiểu rủi ro thiên tai

Siêu bão Mangkhut tàn phá Hồng Kông. Ảnh: AP

Theo đó, giới chuyên gia kêu gọi các chính phủ và khu vực tư nhân hợp tác để cải thiện quy hoạch đô thị, bảo vệ rừng ngập mặn và phát triển "các thành phố bọt biển" có thể hấp thụ nước và ngăn ngừa lũ lụt. Bà Loretta Hieber Girardet, Trưởng Văn phòng khu vực Châu Á-Thái Bình dương về Chiến lược giảm nhẹ rủi ro thiên tai ở Bangkok cho biết: “Các thành phố cần phải chuyển từ đô thị hóa không có kế hoạch ​​sang đô thị hóa theo kế hoạch”.

Theo ước tính của LHQ, trong 40 năm qua, thiên tai đã gây tổn thất khoảng 1,3 nghìn tỷ USD ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương, trong đó Trung Quốc, Philippines, Việt Nam và Nhật Bản bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi các cơn bão.

Châu Á phải đối mặt với trung bình khoảng 29-30 cơn bão mỗi năm, nhưng tỉ lệ tử vong đã giảm nhờ có hệ thống dự báo thời tiết tốt hơn, hệ thống cảnh báo sớm và chiến dịch nâng cao nhận thức cộng đồng. Tuy nhiên, kể từ cuối những năm 1970, cơn bão đổ bộ đã trở nên dữ dội hơn 15% và sức mạnh hủy diệt của chúng đã tăng khoảng 50%, bà Hieber Girardet cho hay.

Đô thị hoá tăng nhanh

Trong năm nay, có đến hơn một nửa dân số châu Á-Thái Bình Dương sẽ trở thành cư dân đô thị lần đầu tiên trong lịch sử, và con số này sẽ tăng lên 2/3 vào năm 2050, theo ước tính của LHQ.

Những thiệt hại do bão có thể được giảm thiểu thông qua việc cải thiện quy hoạch đô thị, dựa trên dữ liệu sẵn có về thiên tai, lập bản đồ và hiểu những rủi ro đối với các thành phố, các chuyên gia cho biết.

Theo Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB), từ năm 2016 đến năm 2030, khu vực này sẽ cần đầu tư 26 nghìn tỷ USD vào cơ sở hạ tầng để duy trì tăng trưởng kinh tế, giải quyết đói nghèo và ứng phó với biến đổi khí hậu.

Công nghệ cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc giải quyết các vấn đề như lượng mưa dư thừa mà một dự án thí điểm "thành phố bọt biển" ở Vũ Hán, một đô thị dễ bị lũ lụt ở miền trung Trung Quốc, là ví dụ.

Arcadis, một công ty tư vấn và kỹ thuật của Hà Lan cũng đã bắt đầu dự án kéo dài một thập kỷ trong năm 2016, kết hợp các hệ thống thoát nước bền vững vào phát triển cơ sở hạ tầng, bao gồm một loại nhựa đường hấp thụ nước, cũng như không gian xanh để giúp ngăn chặn nước tổng thể.

Chính quyền thành phố cũng nên xây dựng thêm nhiều công viên, tăng cường các biện pháp phòng chống lụt bão ở các khu vực dễ bị lũ lụt, ông John Batten cho biết.

Cần hệ thống cảnh báo sớm

Các cộng đồng nông thôn và người nghèo, chẳng hạn như nông dân hoặc dân tộc thiểu số, thường bị ảnh hưởng nặng nề nhất do bão.

Sau khi chạy trốn khỏi cơn bão, người dân thường quay trở lại để tìm nhà cửa và sinh kế đã bị phá hủy, và họ rơi vào nợ nần và đói nghèo do chi phí xây dựng lại, các chuyên gia cho biết.

Theo Tổ chức Nông lương thế giới (FAO), cơn bão Mangkhut vừa qua đã gây thiệt hại khoảng 265 triệu USD cho ngành nông nghiệp ở Philippines, với ít nhất 281.000 nông dân bị ảnh hưởng trực tiếp.

Theo các chuyên gia, các hệ thống cảnh báo sớm - như tin nhắn văn bản hoặc đánh dấu mực nước trên sông và nhà cửa – cùng với việc thiết lập các tuyến đường, có thể giúp cộng đồng nông thôn và cho nông dân lựa chọn thu hoạch sớm.

Các nhà chức trách cũng cần ngăn chặn sự phát triển và định cư bất hợp pháp trong các khu vực nguy hiểm như sườn đồi, và nên hỗ trợ các cộng đồng ở những nơi này di dời, một quan chức cấp cao tại FAO ở Bangkok khuyến cáo.

Theo các chuyên gia, người nông dân cũng có thể đa dạng hóa cây trồng để đảm bảo tất cả không bị mất khi cơn bão xảy ra. Các vùng đệm tự nhiên bảo vệ cả khu vực nông thôn và đô thị chống lại bão - như đất ngập nước, rừng ngập mặn và rừng cây xanh – cũng cần phải được bảo vệ và duy trì.

BẢO NGHI (Lược dịch từ AFP )

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai

Thừa Thiên Huế là địa phương thường xuyên phải hứng chịu các trận bão lụt lớn, nên người dân ngày càng chủ động hơn trong ứng phó với thiên tai, giảm thiểu đến mức thấp nhất các thiệt hại.

Chủ động hơn trong việc ứng phó với thiên tai
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai

Việc giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về tài sản và người trong thiên tai, bão lũ, theo đại diện Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) thị xã Hương Trà chính là phát huy tốt phương châm “4 tại chỗ” và xây dựng các kịch bản phù hợp với từng địa bàn...

Chủ động các kịch bản phù hợp với từng địa bàn trong thiên tai
Return to top