ClockThứ Năm, 03/01/2019 11:42

Châu Á - Những vấn đề đáng chú ý trong năm 2019

TTH.VN - Bước vào năm 2019, châu Á sẽ đối mặt với không ít thách thức. Khu vực này sẽ chịu tác động từ những căng thẳng thương mại giữa Mỹ và Trung Quốc, cũng như phải học cách thích nghi với các công nghệ mới và áp lực xã hội. Châu Á cũng sẽ chứng kiến 4 cuộc bầu cử quan trọng ở 4 quốc gia trong khu vực...

Tăng trưởng của châu Á mới nổi dự kiến chậm lại trong năm 2019Tranh chấp thương mại vẫn là mối đe dọa cho Đông Nam Á vào năm 2019EU hỗ trợ Đông Nam Á quản lý hiệu quả chất thải nhựa

Dưới đây là những vấn đề và sự kiện dự kiến sẽ thu hút rất nhiều sự chú ý trong năm nay.

1. Bốn cuộc bầu cử

Nhà lãnh đạo Thái Lan Prayuth Chan-ocha tại nhà chính phủ ở Bangkok. Ảnh: AP

Đầu tiên, Thái Lan sẽ tổ chức tổng tuyển cử vào ngày 24/2 tới, đánh dấu lần đầu tiên chính quyền cầm quyền đối mặt với cử tri kể từ khi nắm quyền trong một cuộc đảo chính quân sự năm 2014. Thủ tướng đương nhiệm Prayuth Chan-ocha đang dẫn đầu trong hầu hết các cuộc thăm dò trước đối thủ Sudarat Keyuraphan, một đồng minh thân cận của cựu lãnh đạo Thaksin Shinawatra. Mối quan tâm đang đặt ra là liệu có xảy ra các cuộc đụng độ trên đường phố như đã từng xảy ra và làm hỏng cuộc bỏ phiếu năm 2014 hay không.

Vào ngày 17/4 sẽ diễn ra cuộc bầu cử Tổng thống Indonesia. Đây được cho là “cuộc tái đấu” giữa Tổng thống đương nhiệm Joko Widodo và đối thủ của ông Bohowo Subianto. Hiện nay, Tổng thống Jokowi đang dẫn đầu trong các cuộc thăm dò. Các vấn đề về tôn giáo và sự giảm giá đồng nội tệ rupiah là những yếu tố chính khiến cuộc đua này nóng lên.

Ấn Độ sẽ tổ chức một cuộc tổng tuyển cử vào giữa tháng 5 tới. Trong khi Đảng Bharatiya Janata của Thủ tướng Narendra Modi bị tổn thất bởi những mất mát gần đây, thì Đảng Quốc hội nước này đang có nhiều tín hiệu hồi sinh, khiến cuộc bầu cử trở nên khó đoán định.

Cuối cùng, Úc sẽ tổ chức một cuộc bầu cử liên bang vào ngày 18/5 để bắt đầu lựa chọn ra một quốc hội mới. Nhiều người cho rằng cuộc bỏ phiếu sắp tới sẽ là một đòn giáng vào Đảng Tự do, vốn bị tổn thương vì đấu đá nội bộ và chịu tổn thất nặng nề trong các cuộc bầu cử phụ gần đây.

2. Cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung

Châu Á sẽ chịu tác động từ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Ảnh: AP

Châu Á sẽ chịu tác động từ cuộc chiến thương mại này, vấn đề là nó sẽ đến mức nào mà thôi.

Thỏa thuận đình chiến thương mại 90 ngày giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ hết hạn vào cuối tháng 2 tới. Nếu các cuộc đàm phán thất bại, Mỹ dự kiến sẽ tăng thuế đối với các sản phẩm Trung Quốc trị giá 200 tỷ USD - một cú đánh lớn vào cường quốc châu Á này.

Một khi xuất khẩu của Trung Quốc giảm, nhập khẩu từ châu Á cũng sẽ giảm. Theo chuyên gia kinh tế Aiden Yao, về GDP, quốc gia bị tác động nhiều nhất có thể sẽ là Singapore, tiếp theo là Đài Loan, Malaysia, Hàn Quốc và Việt Nam.

Tuy nhiên, không phải tất cả tin tức đều xấu. Chuyên gia Yao cho rằng, các đối thủ cạnh tranh của Trung Quốc tại thị trường Mỹ, như Nhật Bản và Hàn Quốc, có thể chứng kiến sự gia tăng thị phần. Một cuộc chiến thương mại kéo dài cũng có thể mang một làn sóng đầu tư công nghiệp đến Đông Nam Á, đáng chú ý là ở Indonesia, Philippines và Việt Nam.

Đáng chú ý, giờ đây, Bắc Kinh có thể xem xét việc tham gia Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) gồm 11 quốc gia như một hàng rào chống lại chiến lược bảo hộ đầu tiên của Tổng thống Donald Trump.

3. Vấn đề Bắc Triều Tiên

Cuộc gặp đầu tiên giữa 2 nhà lãnh đạo Mỹ - Triều Tiên tại Singapore vào tháng 6/2018. Ảnh: AP

Hội nghị thượng đỉnh hồi đầu tiên tháng 6/2018 tại Singapore giữa Tổng thống Donald Trump và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un từng được xem như một thắng lợi lớn từ cả 2 phía, xoa dịu mối đe dọa an ninh toàn cầu. Tuy nhiên, tình hình có vẻ rơi vào bế tắc kể từ sau cuộc gặp đó, đặt ra câu hỏi rằng liệu trong năm nay, vấn đề có thể sẽ được giải quyết như thế nào, và 2 nhà lãnh đạo liệu có ngồi lại cùng nhau hay không…

4. Công nghệ mới

Với châu Á, năm 2019 có thể là năm của công nghệ. Ảnh: AP

Đối với châu Á, năm 2019 có thể là năm của công nghệ: từ sự phát triển của công nghệ tài chính (fintech) đến in 3D, trí tuệ nhân tạo (AI), các dịch vụ công cộng mới, hay xe tự lái.

Điện thoại thông minh có thể gập lại đang quay trở lại và đây cũng có thể là năm đầu tiên của mạng 5G. Theo Digital Trends, năm 2019, mọi nhà mạng lớn sẽ bắt đầu đưa các chương trình 5G vào hoạt động. Trang web công nghệ này cho rằng, “giống như sự qua trở lại của Internet vào năm 1999, mạng này sẽ thay đổi mọi thứ”.

Tuy nhiên, xu hướng này cũng ẩn chứa nhiều mối lo ngại như: những gã khổng lồ truyền thông xã hội đang bị ảnh hưởng nặng nề về vấn đề bảo mật dữ liệu và quyền con người, trong khi an ninh mạng vẫn là mối đe dọa toàn cầu...

5. Biến đổi khí hậu

Giới chuyên gia cảnh báo rằng, năm 2019 có thể là năm nóng nhất từng được ghi nhận. Ảnh: Image

Liên Hiệp quốc dự đoán gần 80% khả năng sẽ có hiện tượng El Nino nóng lên do khí hậu hình thành ở Thái Bình Dương vào tháng 2/2019 và các chuyên gia cảnh báo rằng, năm 2019 có thể là năm nóng nhất từng được ghi nhận.

Úc có thể phải đối mặt với nhiều tác động của El Nino: Cơ quan thời tiết nước này đã cảnh báo về sóng nhiệt, điều kiện hỏa hoạn thảm khốc và hạn hán nhiều hơn cho nông dân. Có bằng chứng cho thấy biến đổi khí hậu đang khiến hiện tượng El Nino nóng hơn và nghiêm trọng hơn.

Trong khi đó, vấn đề tái chế lại rất “hỗn độn” ở châu Á. Trung Quốc năm ngoái đã ngừng tiếp nhận rác tái chế của thế giới, khiến các nước như Malaysia, Việt Nam và Thái Lan phải cố xử lý hàng núi rác thải có thể tái chế mà không có cơ sở hạ tầng hoặc quy định phù hợp. Đây sẽ là một năm bản lề cho ngành công nghiệp tái chế trị giá 200 tỷ USD.

Năm 2019 sẽ diễn ra nhiều cuộc hội thảo bàn về vấn đề khí hậu. Hiện tại chúng ta cần xem xét các bước đi tiếp theo. Ông Chandran Nair, người sáng lập Viện Toàn cầu vì Tương lai cho rằng, nên đặt mối quan tâm vào việc các cộng đồng ven biển sẽ sống sót thế nào, nhiệt độ cực đoan sẽ ảnh hưởng ra sao đến an ninh lương thực, nguồn cung cấp nước và nơi trú ẩn cho người dân.

Tố Quyên (Lược dịch từ SCMP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới

Hội nghị lần thứ 29 các bên tham gia Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (COP29) tổ chức tại Baku (Azerbaijan) từ ngày 11 - 22/11 đưa tính cấp thiết của việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu trở lại chương trình nghị sự quốc tế.

Hãy dùng hành động để ủng hộ “thỏa thuận xanh” của thế giới
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Return to top