ClockChủ Nhật, 09/12/2018 20:39

Tranh chấp thương mại vẫn là mối đe dọa cho Đông Nam Á vào năm 2019

TTH - Theo dự báo từ các ngân hàng ở châu Á, Mỹ và châu Âu, tranh chấp thương mại vẫn là một trong những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế khu vực Đông Nam Á trong năm tới.

Tranh chấp thương mại nằm trong số những rủi ro lớn nhất đối với nền kinh tế Đông Nam Á. Ảnh: AP

Ngân hàng Bank of America Merrill Lynch dự báo, sự chậm lại sẽ tiếp tục ở 5 quốc gia, bao gồm Indonesia, Malaysia, Philippines, Singapore và Thái Lan; với mức tăng trưởng giảm xuống 4,8% trong năm 2019, giảm từ mức 5% trong năm 2018 và 5,1% trong năm 2017.

Trong một động thái liên quan, bà Selena Ling, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu và chiến lược kho bạc tại ngân hàng OCBC của Singapore cho biết, rủi ro lớn nhất đối với Đông Nam Á tiếp tục là chủ nghĩa bảo hộ thương mại. Ngoài ra, ngân hàng này cũng dự báo, tốc độ tăng trưởng ở Malaysia, Singapore, Thái Lan và Việt Nam sẽ chậm lại trong năm 2019.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Yonhap, Nikkei & Devdiscourse)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

TIN MỚI

Return to top