ClockChủ Nhật, 16/09/2018 18:43

Châu Á - Thái Bình Dương: Nhiều thách thức về tài chính để đẩy lùi bệnh sốt rét

TTH - Khu vực châu Á-Thái Bình Dương đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể số ca mắc sốt rét kể từ năm 2010, bao gồm việc giảm 48% các trường hợp mắc bệnh ở Đông Nam Á và 8% ở Tây Thái Bình Dương. Tuy nhiên, gánh nặng của bệnh sốt rét vẫn là một vấn đề quan trọng về sức khỏe cộng đồng.

Hành động để đáp ứng nhu cầu vận tải ở châu Á-Thái Bình Dương vào năm 2030Châu Á-Thái Bình Dương kêu gọi Mỹ trở lại Thỏa thuận khí hậu ParisIndonesia dẫn đầu châu Á-Thái Bình Dương về áp dụng trí tuệ nhân tạo

Bác sĩ thử máu kiểm tra bệnh sốt rét cho một em bé. Ảnh: DW

Đầu năm 2018, Quỹ Toàn cầu phòng chống AIDS, Lao và Bệnh sốt rét đã dành hơn 240 triệu USD trong hơn 3 năm để loại trừ căn bệnh sốt rét kháng thuốc gây chết người này trong khu vực. Và các quốc gia ở đây hiện chiếm hơn 50% tổng ngân sách đầu tư để kiểm soát bệnh sốt rét, ông Benjamin Rolfe, Giám đốc điều hành Liên minh chống bệnh sốt rét ở châu Á - Thái Bình Dương (APLMA) cho biết.

Theo ông Stephen Groff, Phó chủ tịch ADB khu vực Đông Á, Đông Nam Á và Thái Bình Dương, “nhiều quốc gia trong khu vực lâu nay vẫn phụ thuộc vào các nguồn quỹ tài trợ trong cuộc chiến chống lại các bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, thách thức đặt ra hiện nay là nhiều quốc gia trong khu vực, với sự thành công trong tăng trưởng kinh tế, về cơ bản đang vượt ngoài tầm tài trợ của các quỹ này. Do đó, đến năm 2020, dự đoán nhiều quốc gia sẽ có rất ít hoặc thậm chí không có quyền tiếp cận các nguồn tài trợ đó để giúp chống lại các loại bệnh truyền nhiễm nói trên”. Trước tình hình đó, các nước trong khu vực cần sớm tiếp cận được với nguồn tài trợ khác bên ngoài cho các bệnh truyền nhiễm như sốt rét và bệnh lao.

Để giúp lấp đầy khoảng trống tài chính này, ADB đã tham gia vào các cuộc thảo luận với Quỹ Toàn cầu để thiết lập một quỹ y tế khu vực trị giá 150 triệu USD. Điểm thuận lợi của ADB là có thể tài trợ cho các hệ thống y tế theo cách mà Quỹ Toàn cầu và các tổ chức khác trong lịch sử không được thực hiện, ông Rolfe cho hay.

APLMA cũng tranh thủ sự giúp đỡ của khu vực tư nhân thông qua việc ra mắt M2030. Sáng kiến ​​này hướng đến các nhà lãnh đạo doanh nghiệp sử dụng khả năng hiển thị thương hiệu, ảnh hưởng và tài chính của họ để duy trì mối quan tâm chính trị và nâng cao nhận thức của người tiêu dùng về sốt rét trong vòng 5 năm tới.

TỐ QUYÊN (Lược dịch từ NCBI)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đòn bẩy tài chính cho đối tượng chính sách

Chính sách tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác là một trong những giải pháp hữu hiệu nhằm hỗ trợ giảm nghèo bền vững, đảm bảo an sinh xã hội. Với 23 chương trình vay được thực hiện qua Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh, hàng chục nghìn khách hàng trên địa bàn tỉnh đã được tiếp cận vốn vay để phục vụ sản xuất, tạo việc làm và các nhu cầu phúc lợi khác.

Đòn bẩy tài chính cho đối tượng chính sách
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông
Return to top