ClockThứ Hai, 17/06/2019 15:49

Châu Á với nỗ lực giải quyết vấn nạn ô nhiễm không khí

TTH.VN - Chính phủ các nước trong khu vực đang cố gắng để giải quyết thách thức nghiêm trọng về chất lượng không khí xấu.

Ngại ô nhiễm, doanh nghiệp châu Á khó giữ chân nhân sự cấp caoChâu Á-Thái Bình Dương: 92% người dân tiếp xúc với mức độ ô nhiễm nguy hiểmVấn nạn ô nhiễm khi đô thị hóa lan rộng ở châu ÁCác quốc gia châu Á đẩy mạnh chống ô nhiễm không khí độc hại

Hàng năm, có dến 4 triệu người ở châu Á chết sởm do ô nhiễm không khí. Ảnh: Tamu

Một thống kê nghiêm túc cho thấy, trong số 7 triệu người trên thế giới chết sớm vì ô nhiễm không khí hàng năm, có đến hơn 50% (4 triệu người) ở Châu Á. Con số này là một hồi chuông báo động về hậu quả nghiêm trọng của vấn nạn này, khi ô nhiễm không khí cũng là nguyên nhân chính về môi trường gây ra nhiều bệnh tật.

Các chính phủ ở châu Á đang cố gắng giải quyết thách thức nghiêm trọng này trong khi nền kinh tế các nước tăng trưởng theo cấp số nhân trong vài thập kỷ qua, dẫn đến việc đô thị hóa và nhu cầu năng lượng tăng nhanh

Ví dụ, “Kế hoạch hành động vì ô nhiễm không khí” của Trung Quốc đã đặt ra các mục tiêu về chất lượng không khí cho các thành phố quan trọng trong 5 năm qua và điều này đã dẫn đến việc giảm các chất ô nhiễm có hại ở 3 khu vực công nghiệp chính của nước này.

Nhưng nhìn chung, ô nhiễm không khí ở châu Á vẫn chưa được cải thiện. Thậm chí trong năm tới, dự đoán tình hình còn có thể trở nên tồi tệ hơn vì các nền kinh tế khu vực dự kiến ​​sẽ phát triển mạnh hơn các phần còn lại của thế giới.

Châu Á có thể giảm thiểu điều này bằng cách đẩy nhanh quá trình chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, bổ sung khí đốt tự nhiên và hạn chế sự phụ thuộc vào than đá, giảm thiểu thải ra các chất gây ô nhiễm không khí có hại như lưu huỳnh điôxit, oxit nitơ.

Đây sẽ là một nhiệm vụ lớn không chỉ phụ thuộc vào các nhà hoạch định chính sách mà còn phụ thuộc vào các doanh nghiệp, chuyên gia môi trường và thành phố, cũng như nhiều cá nhân, làm hợp tác cùng nhau.

Nhiều giải pháp khác nhau

Một trong những giải pháp được đề cao là Mạng thành phố thông minh. Được thành lập vào năm ngoái bởi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), sáng kiến này sẽ giúp 26 thành phố thí điểm giải quyết các thách thức xã hội và môi trường phải đối mặt trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng.

Ví dụ, một phần của kế hoạch này, một khu công nghiệp dài 42 km ở Chonas, trung tâm du lịch và kinh doanh phía đông nam Bangkok, Thái Lan sẽ hợp tác với thành phố Yokohama của Nhật Bản để phát triển mạng lưới đô thị bền vững sử dụng năng lượng tái tạo làm ra điện.

Thực tế, ASEAN cần phải hành động nhanh chóng. Khoảng 90 triệu người dự kiến ​​sẽ di chuyển vào khu vực thành phố ở các nước ASEAN vào năm 2030 và khu vực này đã đặt mục tiêu đạt 23% năng lượng tái tạo trong tổng thể năng lượng chính vào năm 2025, tăng 250% so với năm 2014.

Tuy nhiên, năng lượng tái tạo chỉ giải quyết được một phần của vấn đề vì chúng chủ yếu sản xuất điện. Trong khi đó, các ngành công nghiệp như xi măng, thép, nhựa, vận tải, vận chuyển và hàng không, chưa thể dễ dàng điện khí hóa, vẫn cần hydrocarbon.

Đáng mừng là hiện nay, nhiều quốc gia ở châu Á đã nhận ra sự nghiêm trọng của vấn đề này và nỗ lực tiến hành nhiều giải pháp khắc phục. Ví dụ như tại Philippines, kể từ năm 2001, dự án khí đốt tự nhiên Malampaya đã cung cấp cho Luzon, hòn đảo lớn nhất và đông dân nhất đất nước, khoảng 40% nhu cầu điện.

Và trong khi Trung Quốc vẫn tiêu thụ ½ lượng than đá trên thế giới, Bắc Kinh đã được trải nghiệm những lợi ích của việc chuyển sang sử dụng khí đốt để sưởi ấm, với chất lượng không khí mùa đông được cải thiện hơn 70% trong 3 năm qua.

Cũng có những tín hiệu đáng khích lệ ở Ấn Độ, nơi có kế hoạch loại bỏ các nhà máy điện chạy bằng than đã cũ và chuyển đổi sang các nhà máy khác chạy bằng khí đốt tự nhiên vào năm 2024. Đất nước này hiện có 4 kho cảng khí thiên nhiên hoá lỏng (LNG) và có kế hoạch xây dựng thêm 11 kho cảng khác trong 7 năm tới. Trong số này, có 2 địa điểm dự kiến ​​sẽ hoạt động trong năm nay.

Hàng năm, các thành phố châu Á thu hút 44 triệu cư dân mới, tất cả đều đang tìm kiếm một lối sống tốt hơn. Cùng với đó là xuất hiện những thứ xa xỉ mới, nhà cửa mới, xe hơi mới và các thiết bị mới. Đây là những sản phẩm của cuộc sống tốt đẹp mà châu Á xứng đáng được hưởng. Tuy nhiên sự thịnh vượng này sẽ tồn tại trong một thời gian ngắn nếu người dân ở đó không được hưởng sức khỏe tốt. Nói cho cùng thì, không khí sạch không phải là một điều xa xỉ, mà đó là một nhu cầu thiết yếu của cuộc sống.

Bảo Nghi (Lược dịch từ Inquirer)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Trường Cao đẳng Huế:
Đăng cai Hội thảo "Xã hội và văn hoá châu Á trong thời kỳ công nghệ số"

Với chủ đề "Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số", hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á sẽ diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế. Được Trường Cao đẳng Huế đồng chủ trì tổ chức, đây là lần đầu tiên Trường Cao đẳng Huế vinh dự đăng cai tổ chức sự kiện này.

Đăng cai Hội thảo Xã hội và văn hoá châu Á trong thời  kỳ công nghệ số
Châu Á: Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu

Trong một thế giới ngày càng kết nối, căng thẳng địa chính trị và tác động của biến đổi khí hậu đang gây ra những tác động toàn cầu, bao gồm cả châu Á. Tuy nhiên, với sức mạnh của ngành vận tải biển, châu lục này vẫn là khu vực kết nối tốt nhất với các mạng lưới vận tải trên toàn thế giới, đánh giá mới nhất về vận tải biển năm 2024 vừa được Hội nghị Liên hợp quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) công bố nêu rõ.

Châu Á Ngành vận tải biển vẫn tăng trưởng mạnh bất chấp những cú sốc toàn cầu
Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

Căng thẳng gia tăng giữa Israel và Iran đang đe dọa làm gián đoạn nguồn cung dầu được vận chuyển qua Eo biển Hormuz - một tuyến đường năng lượng quan trọng đối với châu Á. Khu vực này cũng đang đứng trước mối lo ngại ngày càng tăng rằng, một cuộc xung đột rộng hơn ở Trung Đông có thể làm tắc nghẽn nguồn cung và gây bất ổn thị trường dầu mỏ.

Châu Á đối mặt nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu do xung đột ở Trung Đông

TIN MỚI

Return to top