ClockThứ Tư, 17/04/2019 18:37

Châu Á: Xuất khẩu giảm do căng thẳng thương mại và nhu cầu điện thoại thông minh thu hẹp

TTH - Tờ Nikkei ngày 17/4 trích dẫn các số liệu thống kê thương mại chính thức mới nhất cho thấy, kim ngạch xuất khẩu của khu vực châu Á sụt giảm trong tháng 3, nhấn mạnh căng thẳng thương mại đang diễn ra và sự thu hẹp của nhu cầu điện thoại thông minh toàn cầu tác động mạnh đến các nhà xuất khẩu điện tử.

Việt Nam – điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tưHàng triệu việc làm đối mặt với nguy cơ do căng thẳng thương mại

Hoạt động xuất khẩu của châu Á chịu ảnh hưởng bởi căng thẳng thương mại và nhu cầu yếu đối với điện thoại thông minh toàn cầu. Ảnh: Reuters

Cụ thể, kim ngạch xuất khẩu nội địa phi dầu mỏ của Singapore giảm 11,7% trong tháng 3, đảo ngược mức tăng trưởng 4,8% của tháng 2. Đây cũng là mức giảm lớn nhất kể từ tháng 10/2016, được thúc đẩy bởi hoạt động xuất khẩu điện tử giảm, với các lô hàng tháng 3 co lại với tốc độ nhanh nhất trong 6 năm ở mức 26,7%, so với mức giảm của tháng 2 là 8,2%.

Đáng chú ý, xuất khẩu của Singapore sang hầu hết các đối tác thương mại lớn đều ghi nhận sự thu hẹp.

Trong khi đó, xuất khẩu của Nhật Bản cũng giảm trong cùng kỳ. Theo số liệu sơ bộ do Bộ Tài chính Nhật Bản công bố ngày 17/4, kim ngạch xuất khẩu của quốc gia này thu hẹp 2,4% trong tháng 3, tháng thứ 4 liên tiếp ghi nhận sự sụt giảm.

Các lô hàng sản phẩm điện tử của Nhật Bản chậm lại trong tháng 3. Xuất khẩu sang Trung Quốc giảm 9,4%, so với mức tăng 5,6% hồi tháng 2.

"Triển vọng cho nhu cầu bên ngoài vẫn còn yếu", ông Darren Aw, chuyên gia kinh tế châu Á tại Hãng nghiên cứu Capital Economics nhận định khi đề cập đến số liệu mới nhất của Nhật Bản.

Được biết, các quốc gia ở khu vực châu Á phải vật lộn với hoạt động thương mại chậm lại kể từ cuối năm ngoái, khi căng thẳng thương mại Mỹ-Trung Quốc leo thang. Hai quốc gia này là đối tác thương mại lớn nhất đối với hầu hết các quốc gia châu Á. Bên cạnh đó, sự sụt giảm trong xuất khẩu chip, xuất phát từ sự thu hẹp toàn cầu về nhu cầu điện thoại thông minh cũng đè nặng lên khu vực.

LÊ THẢO

(Lược dịch từ Nikkei)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025

Năm 2025, lượng khách du lịch đến châu Á được dự kiến ​​sẽ phục hồi về mức trước đại dịch COVID-19, và tăng 4,7% so với năm 2019, Tạp chí The Business Times ngày 16/12 trích dẫn báo cáo mới nhất của Hãng nghiên cứu thị trường BMI Research, một đơn vị thuộc hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Solutions cho hay.

Lượng khách du lịch đến châu Á dự kiến​​ trở lại mức trước đại dịch vào năm 2025
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
IMF: Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

Các nhà kinh tế từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) cho rằng, các nền kinh tế châu Á đủ sức chống chịu với biến động và nhấn mạnh tầm quan trọng của việc vượt qua các thách thức một cách bình tĩnh, trong bối cảnh khu vực này đang phải đối mặt với nhiều rủi ro nội bộ khác nhau bên cạnh việc Tổng thống đắc cử Mỹ Donald Trump sẽ quay trở lại Nhà Trắng.

IMF Các nền kinh tế châu Á “đủ sức chống chịu với biến động”

TIN MỚI

Return to top