ClockThứ Sáu, 23/03/2018 14:12

Chính quyền Seoul yêu cầu nhân viên phải nghỉ ngơi sau 8 giờ tối

Chính quyền thủ đô Seoul của Hàn Quốc sắp áp dụng một biện pháp mới, buộc viên chức phải tan làm đúng giờ bằng cách tắt điện tất cả máy tính vào lúc 20h00 thứ 6.

Hàn Quốc buộc giảm giờ làm để... chống thất nghiệpNhật sẽ phạt nặng doanh nghiệp vi phạm giới hạn giờ làm thêm

Chính quyền Seoul cho biết họ đang cố gắng ngăn chặn "văn hóa làm thêm giờ" (Ảnh minh họa)

 

Theo BBC, chính quyền Seoul cho biết họ đang cố gắng ngăn chặn "văn hóa làm thêm giờ".

Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tổng số giờ làm việc dài nhất trên thế giới. Các nhân viên trong chính quyền làm việc trung bình 2.739 tiếng/năm, hơn khoảng 1.000 tiếng so với lao động ở các nước phát triển khác.

Biện pháp mới được đưa ra bởi Chính quyền Thành phố Seoul, sẽ được triển khai 3 giai đoạn.

Giai đoạn đầu tiên bắt đầu vào ngày 30.3. Vào ngày này, tất cả các máy tính của viên chức sẽ bị tắt trước 8 giờ tối.

Giai đoạn thứ hai bắt đầu vào đầu tháng 4, khi các máy tính phải được tắt vào lúc 19h30 của hai ngày thứ 6 trong tháng.

Còn từ tháng 5, chương trình sẽ được áp dụng đầy đủ. Các máy tính phải được tắt trước 19h00 vào mọi thứ 6.

Theo một tuyên bố của chính quyền Seoul, tất cả nhân viên sẽ phải tắt máy tính theo quy định và chỉ có một số trường hợp ngoại lệ.

Tuy nhiên, không phải tất cả nhân viên trong chính quyền đều đồng ý với biện pháp này. Theo đó, 67,1% người lao động đã yêu cầu được làm “ngoại lệ”.

Trong một động thái khác, Hàn Quốc vừa thông qua một đạo luật hồi đầu tháng, quy định số giờ làm việc tối đa một tuần là 52 tiếng thay vì 68 tiếng như trước đó. Điều này có nghĩa là nếu đi làm 5 ngày/tuần, lao động Hàn Quốc chỉ được làm việc tối đa 10,4 tiếng/ngày.

Theo Dân Việt

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số

Đó là chủ đề của hội thảo khoa học quốc tế LSCAC 2024 - Ngôn ngữ, Xã hội, Văn hóa trong bối cảnh châu Á diễn ra từ ngày 22 - 24/11 tại TP. Huế, do Trường cao đẳng Huế phối hợp với Trường đại học Quốc gia Malang (Indonesia), Đại học Hyderabad (Ấn Độ), Đại học Mahasarakham (Thái Lan), Viện Nhân học Văn hoá (Hà Nội) và Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Đông Bắc (Thái Lan) tổ chức.

Xã hội và văn hóa ở châu Á trong thời kỳ công nghệ số
Châu Á - Thái Bình Dương: Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu

Các chính phủ ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương cần đầu tư vào giáo dục và đào tạo để phát triển toàn diện kiến thức về khí hậu và những kỹ năng xanh cần thiết cho các nền kinh tế carbon thấp, theo Sổ tay Biến đổi khí hậu và giáo dục vừa được Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) công bố.

Châu Á - Thái Bình Dương Giáo dục cần là trọng tâm trong xây dựng khả năng phục hồi khí hậu
Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Phát huy thế mạnh nhân viên thu

Được mệnh danh là “cánh tay nối dài” của cơ quan Bảo hiểm xã hội (BHXH), đội ngũ nhân viên thu là những người góp phần quan trọng trong việc đưa các chính sách bảo hiểm đến gần hơn với người dân, góp sức đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn.

Phát huy thế mạnh nhân viên thu

TIN MỚI

Return to top