ClockThứ Hai, 17/10/2016 14:06

Chương trình nghị sự BRICS đang mở rộng sang các vấn đề xã hội

TTH.VN - Chương trình nghị sự của Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 của Nhóm các nền kinh tế mới nổi (BRICS) đang mở rộng, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergey Ryabkov ngày hôm nay (17/10) nói với hãng tin Sputniknews.

Lãnh đạo Nga - Ấn Độ họp song phương bên lề Hội nghị thượng đỉnh BRICSHội nghị thượng đỉnh BRICS thảo luận về các vấn đề kinh tế, khủng bốẤn Độ tiếp quản vị trí Chủ tịch BRICS

Trụ sở Bộ Ngoại giao Nga ở thủ đô Moscow, Nga. Ảnh: Sputniknews

Theo đó, ông Ryabkov cho hay, chương trình nghị sự của BRICS được mở rộng bởi các vấn đề xã hội và nhân đạo được quan tâm nhiều hơn trong các tài liệu của nhóm.

"So sánh tài liệu Goa (gồm tuyên bố và kế hoạch hành động thực hiện Goa) với những tài liệu trước đây, chúng ta có thể thấy rằng, chương trình nghị sự của nhóm đang dần mở rộng. Tuyên bố lần này có nhiều vấn đề xã hội hơn bao giờ hết", ông Ryabkov khẳng định.

Tiêu điểm chuyển từ kinh tế sang các vấn đề nhân đạo và xã hội, trong bối cảnh một số quốc gia thành viên BRICS đang phải đối mặt với nền kinh tế khó khăn và không thể khắc phục hoàn toàn hậu quả suy thoái của riêng mình.

Đáng chú ý, Thứ trưởng Ngoại giao Nga nhấn mạnh: "Xu hướng này sẽ tiếp tục trong suốt nhiệm kỳ Chủ tịch BRICS của Trung Quốc trong năm 2017".

Bên cạnh đó, ông Ryabkov cũng lưu ý rằng, cơ chế BRICS không trở nên lỗi thời, thậm chí nhóm còn được các nhóm khác xem là một minh chứng thành công của quan hệ hợp tác trên phạm vi rộng, chẳng hạn như Sáng kiến Hợp tác Kinh tế và Kỹ thuật đa ngành trong khu vực Vịnh Bengal (BIMSTEC) bao gồm Bangladesh, Bhutan, Myanmar, Ấn Độ, Nepal, Sri Lanka và Thái Lan.

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 8 của BRICS vừa diễn ra tại bang Goa của Ấn Độ từ ngày 15-16/10, với sự tham dự của các nhà lãnh đạo đến từ Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, nơi họ có cuộc thảo luận về một kế hoạch hợp tác trong tương lai gần, cũng như một loạt các vấn đề chính trị, kinh tế và an ninh.

Hội nghị thượng đỉnh BRICS tiếp theo dự kiến diễn ra tại Trung Quốc vào năm 2017.

Thanh Ngân (Lược dịch từ Sputniknews)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai

Trong một phân tích của Morgan Stanley, các thị trường mới nổi như Ấn Độ đang trên đà thúc đẩy tăng trưởng của châu Á, khi ảnh hưởng kinh tế của Trung Quốc dần suy giảm. Đáng chú ý, Ấn Độ cùng với các nền kinh tế Đông Nam Á, như Indonesia, Philippines và Malaysia được dự báo sẽ dẫn đầu tăng trưởng của khu vực.

Ấn Độ và Đông Nam Á sẽ thúc đẩy tăng trưởng của châu Á trong tương lai
Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam

Hãng tin Reuters hôm qua (12/11) dẫn lời các giám đốc điều hành cho biết, nhiều công ty nước ngoài đang mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam, trong khi các công ty trong nước đang “để mắt” đến việc hợp tác đầu tư, giữa bối cảnh nhiều doanh nghiệp đang nhanh chóng dịch chuyển ra khỏi Trung Quốc để tránh tác động từ căng thẳng thương mại.

Nhiều công ty nước ngoài mở rộng năng lực thử nghiệm và đóng gói chip tại Việt Nam
Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ

Dự án Hệ thống thoát lũ Phổ Lợi - Mộc Hàn - Phú Khê hoàn thành sẽ khơi thông tuyến thủy đạo đi qua các xã, phường phía đông của TP. Huế. Từ đó, khẩu độ cống Diên Trường được mở rộng sẽ góp phần tiêu thoát nước nhanh, giảm ngập cho TP. Huế.

Khơi thông thủy đạo, mở rộng khẩu độ thoát lũ
Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường

Hiểu được quy luật "ở đâu có dòng người, ở đó có dòng tiền", các doanh nghiệp (DN) bán lẻ ngày càng khai thác tối đa nhiều kênh bán hàng khác nhau để tiêu thụ sản phẩm và mở rộng thị trường.

Thương mại đa kênh để mở rộng thị trường
Return to top