ClockThứ Ba, 11/10/2016 14:30

Chuyện lạ bầu cử Mỹ: ông Trump mất điểm, bà Hillary càng khó thắng

Tham vọng vào Nhà Trắng của bà Hillary Clinton đang đối mặt với một nguy cơ tiềm ẩn: nếu ông Trump tiếp tục thua trong các cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cử tri Dân chủ có khả năng sẽ không thèm đi bỏ phiếu.

“So găng” lần đầu: 2 ứng viên Phó Tổng thống Mỹ “đuổi nhau sát nút”Bầu cử Tổng thống Mỹ: Tranh luận lần đầu giữa Hillary Clinton & Donald TrumpNước Mỹ “nóng” trước cuộc so găng đầu tiên giữa hai ứng viên tổng thống

Tham vọng vào Nhà Trắng của bà Hillary Clinton đang đối mặt với một nguy cơ tiềm ẩn: nếu ông Trump tiếp tục thua trong các cuộc thăm dò ý kiến, nhiều cử tri Dân chủ có khả năng sẽ không thèm đi bỏ phiếu.

Chuyện lạ bầu cử Mỹ: ông Trump mất điểm, bà Hillary càng khó thắng
Ứng viên Hillary Clinton trình bày trong buổi tranh luận trực tiếp tối 9/10 vừa qua - Ảnh: Reuters

Trước tiên là hậu quả: nếu không nhận được sự ủng hộ rộng rãi, bà Clinton dù có vào được Nhà Trắng cũng không đủ tiềm lực chính trị để hoàn thành chương trình nghị sự của mình. Trong kịch bản xấu nhất thì thậm chí ghế Tổng thống có thể rơi vào tay ông Donald Trump nếu số cử tri Cộng hòa có mặt đông đủ vào ngày 8-11.

Thiếu tầm nhìn chính sách

Tại sao cử tri Dân chủ “lười” đi bỏ phiếu? Theo hãng tin Reuters, trong suốt cuộc vận động tranh cử, nhóm của bà Clinton đã dành hầu hết thời gian đối phó với ông Donald Trump, trong khi lại hết sức chật vật để đưa ra một tầm nhìn cho tương lai.

Bà Clinton thất bại trong việc thu hút nhiều nhóm cử tri quan trọng gồm những người trẻ, cử tri thiểu số, cử tri theo khuynh hướng dân chủ tự do…

Các cuộc thăm dò cho thấy nhiều người ủng hộ bà Clinton chẳng qua là để ngăn cản ông Trump bước vào Nhà Trắng. Nếu họ tin rằng ông ấy không có hy vọng thắng, vậy họ còn động cơ gì để đi bỏ phiếu?

Cuộc thăm dò gần đây của hãng tin Reuters và hãng tư vấn doanh nghiệp Ipsos cho thấy có một nửa người ủng hộ bà Clinton nói họ làm vậy chỉ để ngăn ông Trump chiến thắng. Chỉ có 36,5% nói họ quan tâm đến chính sách của bà Clinton, và một con số ít ỏi 12,6% nói họ thích bà cựu Ngoại trưởng.

“Tỉ lệ đi bỏ phiếu có liên quan đến mức độ cạnh tranh. Cạnh tranh càng cao thì tỉ lệ đi bỏ phiếu càng cao” - ông Michael McDonald, chuyên gia về bầu cử thuộc Đại học Florida (Mỹ), giải thích.

Ông McDonald nhận định nhóm cử tri người Mỹ trẻ, người gốc Phi, Mỹ Latin, cử tri có thu nhập thấp - nền tảng ủng hộ của phe Dân chủ - thường phải cảm thấy đặc biệt hứng thú với một ứng viên nào đó để có động lực đi bầu cho người đó, ví dụ như với ông Barack Obama hồi năm 2008.

Nhóm vận động tranh cử của bà Clinton trong suốt thời gian qua thực ra đã quan ngại về thái độ chủ quan của cử tri và cứ phải liên tục nhắc nhở họ rằng cuộc đua đang rất sít sao. Bà Clinton càng bứt phá, nhiệm vụ đó càng trở nên khó khăn.

Cuộc thăm dò của Reuters/Ipsos tại 50 bang của Mỹ trước ngày đoạn video phát ngôn bậy bạ của ông Trump được tung ra (7-10) cho thấy bà Clinton đang có 95% cơ hội chiến thắng. Còn theo thăm dò của NBC/Wall Street Journal thì bà Clinton đang dẫn trước ông Trump 11 điểm trên toàn quốc.

Nếu cử tri Dân chủ đi bầu ít, ông Trump có thể tận dụng cơ hội ở các bang còn do dự nhờ lượng cử tri Cộng hòa áp đảo.

Nếu bà Clinton chiến thắng nhưng với khoảng cách quá ít, bà sẽ phải đối mặt với viễn cảnh điều hành một đất nước bị chia rẽ sâu sắc.

“Đừng bầu cho Trump”

Hiện tại, bà Clinton còn phải đối phó với cơn giận dữ của các cử tri Dân chủ tự do sau khi một số trích đoạn các bài phát biểu (được trả thù lao) của bà trước các ngân hàng và doanh nghiệp lớn bị rò rỉ. Các bằng chứng đó đã khẳng định nỗi sợ hãi của nhóm cử tri này: bà Clinton ủng hộ giao thương toàn cầu và có khuynh hướng “gần gũi” Phố Wall.

Một số người khác thì vẫn chờ bà Clinton cho họ thấy được mặt tích cực. “Cuộc bầu cử này không phải là trưng cầu dân ý về Donald Trump” - ông Arun Chaudhury nhấn mạnh. Ông là giám đốc công ty tư vấn Revolution Messaging, từng chịu trách nhiệm quản lý truyền thông cho thượng nghị sĩ Bernie Sanders, người từng cạnh tranh với bà Hillary cho vị trí ứng viên Tổng thống của bên Dân chủ.

“Điều khó khăn trong chiến dịch tranh cử này là bạn phải đối mặt với Donald Trump. Ông ta tạo ra quá điều tiếng và sự chú ý. Không thể nào bứt phá chỉ trong một ngày nên chúng tôi buộc phải giữ nhịp độ hiện nay” 
Bà Jennifer Palmieri, giám đốc truyền thông của bà Clinton, phân trần.

Theo ông Chaudhury, thông điệp chủ đạo của nhóm tranh cử bà Clinton cho đến giờ này chỉ là “mọi người hãy đứng ra ngăn Donald Trump trở thành Tổng thống” chứ không phải “đứng ra bầu cho Hillary Clinton”.

Bằng chứng là đến ngày 10-10, tức sau buổi tranh luận trực tiếp lần thứ hai, và chỉ còn đúng 1 tháng nữa đến ngày bỏ phiếu, nhóm vận động tranh cử của bà Clinton vẫn tiếp tục tố cáo ông Trump là “mối nguy độc tài” vì bình luận “đòi bỏ tù bà Clinton”.

“Thông điệp tranh cử về bản chất là mang tính so sánh. Bà ấy có thể thắng lớn nếu thể hiện được một lập trường vững chắc hơn” - ông Ben Turchin, người từng làm việc cho nhóm của ông Sanders, gợi ý.

Theo Tuoitre

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Phản ứng của thị trường thế giới trước kết quả bầu cử Mỹ

Sau khi ông Donald Trump tuyên bố giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ, thị trường chứng khoán Mỹ ngày 6/11 đã có phiên tăng điểm vô cùng mạnh mẽ. Thông tin trên cũng đã ngay lập tức có những tác động đáng kể tới tỉ giá đồng USD cũng như các mặt hàng khác như dầu và vàng.

Phản ứng của thị trường thế giới trước kết quả bầu cử Mỹ
Bầu cử Mỹ 2024 qua những con số

Ngày 5/11, bầu cử Mỹ chính thức diễn ra, trong đó cử tri sẽ bầu cho 2 ứng cử viên, gồm ứng cử viên Đảng Dân chủ là Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris và ứng cử viên Đảng Cộng hòa là Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump trong một cuộc cạnh tranh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Mỹ nói riêng và phần còn lại của thế giới nói chung.

Bầu cử Mỹ 2024 qua những con số
Return to top