ClockThứ Tư, 15/02/2017 06:38

Colombia đặt mục tiêu xoá sạch bom mìn trên cả nước vào năm 2021

TTH.VN - Colombia, một trong những nước bị đặt bom mìn nhiều nhất trên thế giới, đặt mục tiêu loại bỏ tất cả các quả mìn và các loại chất nổ khác vào năm 2021, sau khi chính phủ và phiến quân FARC ký kết thỏa thuận hòa bình hồi năm ngoái, một quan chức hàng đầu của chính phủ cho biết.

Colombia sắp đàm phán hòa bình chính thức với phiến quân ELNFARC bắt đầu tiến trình giải giáp vũ khí theo thỏa thuận hòa bìnhChính phủ Colombia ký lại thỏa thuận hòa bình với FARC

Một nữ nhân viên đang rà soát bom mìn ở tỉnh Antioquia, Colombia. Ảnh: Reuters

Nhóm du kích cánh tả của Colombia - lực lượng Vũ trang Cách mạng Colombia (FARC), đã đặt hàng ngàn quả mìn trên các vùng đất rộng lớn của đất nước trong cuộc chiến kéo dài suốt 5 thập kỷ qua nhằm chống lại chính phủ.

"40% diện tích cả nước bị bao phủ bởi bom mìn trong 25 năm qua đang được giải tỏa để đạt được mục tiêu Colombia sẽ không còn bom mìn vào năm 2021", ông Rafael Pardo, ủy viên của chính phủ sau xung đột, khẳng định với các phương tiện truyền thông địa phương.

Sau Afghanistan, Colombia có số lượng tai nạn bom mìn cao thứ 2 thế giới, với hơn 11.500 người thiệt mạng hoặc bị thương do bom mìn từ năm 1990, số liệu của chính phủ cho thấy.

Phiến quân FARC thường đặt những quả mìn tự chế ở nhiều khu vực, trong đó chủ yếu là nông thôn, sử dụng các vỏ chai thủy tinh, các hộp đựng cà phê và cá ngừ, và ống nhựa chứa đầy axit sulfuric.

Trong năm 2015, chính phủ và phiến quân FARC đã nhất trí hợp tác cùng nhau để xoá sạch bom mìn trong các cuộc đàm phán hòa bình ở Cuba.

Theo Hiệp ước hòa bình được ký kết hồi tháng 12 năm ngoái, khoảng 6.300 chiến binh của FARC tính đến nay đã di chuyển đến các khu vực được chỉ định ở Colombia - nơi họ sẽ giao nộp vũ khí trong vòng 6 tháng tới.

Chính phủ hy vọng gần 1.000 cựu chiến binh FARC sẽ làm việc để xác định và gỡ bỏ bom mìn, ông Pardo nói.

Tổng thống Colombia Juan Manuel Santos cho rằng, rà phá bom mìn là một thách thức lớn mà quốc gia này phải đối mặt sau nhiều thập kỷ chiến tranh và là rất việc làm rất quan trọng cho sự phát triển nông thôn.

Theo nhận định của các chuyên gia, địa hình đồi núi và rừng rậm của Colombia khiến việc rà phá bom mìn gặp nhiều khó khăn, và nước này sẽ mất ít nhất một thập kỷ để đưa đất nước thoát khỏi đất nước tình trạng bom mìn.

Các nhà tài trợ quốc tế, trong đó có Mỹ và Na Uy, đến nay đã đóng góp gần 112 triệu USD cho hoạt động rà phá bom mìn ở Colombia.

Tố Quyên (Lược dịch từ Reuters & AP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn

Trong khuôn khổ Dự án “Hành động bom mìn vì làng hòa bình Việt Nam - Hàn Quốc” (KVPVP), sáng 7/10, Trung tâm Hành động bom mìn quốc gia Việt Nam (VNMAC) phối hợp với UBND tỉnh tổ chức hội nghị triển khai kế hoạch giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn đối với cán bộ chuyên trách cấp tỉnh, huyện, xã và cộng tác viên, tuyên truyền viên tuyến xã.

Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục phòng tránh tai nạn bom mìn
Xoa dịu nỗi đau bom mìn

Sự ra đời của Chi hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn tỉnh là vô cùng cần thiết để phòng tránh tai nạn bom mìn; đồng thời, góp phần hỗ trợ, giúp các nạn nhân tai nạn bom mìn vươn lên hòa nhập cộng đồng.

Xoa dịu nỗi đau bom mìn
Thêm "cánh tay" hỗ trợ nạn nhân bom mìn

Sáng 2/8, Hội Hỗ trợ khắc phục hậu quả bom mìn (HTKPHQBM) Việt Nam phối hợp với UBND tỉnh tổ chức lễ ra mắt Chi hội HTKPHQBM tỉnh Thừa Thiên Huế.

Thêm cánh tay hỗ trợ nạn nhân bom mìn
Return to top