ClockThứ Sáu, 02/03/2018 14:32
Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 24:

Đẩy mạnh thương mại là vấn đề hàng đầu

TTH.VN - Các Bộ trưởng Kinh tế ASEAN sẽ thảo luận về cách để khối có thể hỗ trợ thúc đẩy thương mại giữa các thành viên.

Thúc đẩy hội nhập kinh tế sâu rộng hơn trong ASEANKhai mạc Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN lần thứ 49 ở PhilippinesHội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN: Mở rộng đầu tư và hội nhập

Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, ông Lim Hng Kiang phát biểu tại Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN. Ảnh: EPA-EFE

Theo ông Lim Hng Kiang, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore, nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN có thể có tiềm năng to lớn để phát triển, nhưng sẽ không thành công nếu khối khu vực không tạo điều kiện cho thương mại và đầu tư giữa các thành viên.

Kiến trúc thương mại của khu vực có thể phục vụ tốt cho khối, tuy nhiên nó phải được tăng cường để hàng hóa, dịch vụ và đầu tư có thể tiếp tục lưu thông trong khu vực, ông Lim nói thêm.

Trong bài phát biểu tại Hội nghị Hẹp Bộ trưởng Kinh tế ASEAN (AEM Retreat) lần thứ 24, diễn ra trong 2 ngày 1-2/3, Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore vạch ra các ưu tiên và sáng kiến ​​của Singapore đối với ASEAN trên mặt trận kinh tế trong năm nay.

Theo đó, Singapore, Chủ tịch ASEAN trong năm nay mong muốn thúc đẩy đổi mới, cải thiện kết nối kỹ thuật số và tạo điều kiện thuận lợi cho các dòng thương mại điện tử trong khu vực; hướng tới cải thiện thuận lợi hóa thương mại, tăng cường hội nhập các dịch vụ và đầu tư; đồng thời phát triển môi trường pháp lý thuận lợi cho thương mại và đầu tư; và tăng cường quan hệ của ASEAN với các đối tác bên ngoài.

Nền kinh tế kỹ thuật số của ASEAN được dự báo sẽ tăng lên 200 tỷ USD đến năm 2025, với thương mại điện tử chiếm khoảng 88 tỷ USD, kết quả một nghiên cứu năm 2016 của Google và Temasek Holdings cho hay.

Ông Lim nhận định, ASEAN cần đặt nền móng ngay bây giờ để tận dụng những cơ hội này. "Kiến trúc thương mại của chúng ta có thể phục vụ tốt cho chúng ta trong những năm vừa qua, nhưng chúng ta cần nâng cao và cập nhật để đảm bảo dòng chảy thương mại và đầu tư tiếp tục không bị cản trở trong khu vực", người đứng đầu Bộ Thương mại và Công nghiệp Singapore lưu ý.

ASEAN sẵn sàng hưởng lợi từ sự phục hồi của nền kinh tế toàn cầu trong năm nay, bởi khối đã xây dựng nền móng tốt. Khối cũng cải thiện các cơ chế thương mại và đầu tư, cơ sở hạ tầng, với nỗ lực xây dựng Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC). Do đó, sự gia tăng trong đầu tư, sản xuất và thương mại trên toàn thế giới được dự kiến ​​sẽ thúc đẩy xuất khẩu và tăng trưởng trong các nền kinh tế ASEAN.

Ông Lim nói thêm, những cuộc họp trong tuần này là cơ hội cho các Bộ trưởng thảo luận một cách thẳng thắn về những vấn đề kinh tế mà khu vực đang phải đối mặt, đồng thời cân nhắc làm thế nào để hội nhập tốt hơn các nền kinh tế của ASEAN, nhất là thông qua kế hoạch AEC Blueprint 2025.

"Khu vực sẽ có lợi từ việc thúc đẩy thực hiện AEC. Để làm được điều này, tất cả các quốc gia thành viên ASEAN cần phải theo đuổi hội nhập kinh tế và tự do hóa sâu hơn, để các công dân có thể hưởng lợi từ những nỗ lực xây dựng cộng đồng tập thể", ông Lim khẳng định.

Ngày hôm nay (2/3), Bộ trưởng Thương mại và Công nghiệp Singapore Lim Hng Kiang sẽ chủ trì các cuộc tham vấn của Bộ trưởng Kinh tế ASEAN với Ủy viên Thương mại châu Âu Cecilia Malmstrom. Các nhà lãnh đạo dự kiến thảo luận về những bước tiếp theo để nối lại đàm phán về một hiệp định thương mại tự do ASEAN-EU.

Lê Thảo (Lược dịch từ The Straits Times & ANN)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non

Ngày 18/11, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) tổ chức hội thảo trực tuyến đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non (GDMN). Điểm cầu tại Thừa Thiên Huế được tổ chức tại Sở GD&ĐT.

Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục đối với giáo dục mầm non
Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại

Cùng với hoạt động xúc tiến thương mại với các doanh nghiệp (DN) Thái Lan ở quy mô lớn, những hoạt động xúc tiến xúc thương mại quy mô nhỏ với một vài đối tác cũng góp phần quan trọng trong việc đặt nền móng cho những hợp đồng thương mại lâu dài.

Nâng tầm sản phẩm địa phương, tăng cơ hội xúc tiến thương mại
Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi

Tập đoàn tài chính đa quốc gia HSBC và Tập đoàn Tài chính quốc tế (IFC) của Ngân hàng Thế giới (WB) sẽ cùng nhau cung cấp vốn cho các giao dịch thương mại, với giá trị lên tới 1 tỷ USD. Động thái này nhằm giúp lấp đầy khoảng trống về tài trợ cho thương mại tại các thị trường mới nổi.

Triển khai chương trình tài trợ thương mại mới cho các thị trường mới nổi
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

TIN MỚI

Return to top