ClockThứ Năm, 06/04/2017 14:47

Hội nghị Bộ trưởng Tài chính ASEAN: Mở rộng đầu tư và hội nhập

TTH.VN - Các Bộ trưởng Tài chính khối ASEAN sẽ gặp nhau trong tuần này và thảo luận thêm về hội nhập kinh tế giữa các nước trong khu vực.

ADMM & ADMM+: Điểm mạnh & thách thứcIndonesia tập trung vào sự đoàn kết của ASEAN tại Hội nghị Bộ trưởng AMMMalaysia kêu gọi ASEAN đoàn kết trong vấn đề Biển ĐôngKhai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN-EU lần thứ 21

Một hội nghị Bộ trưởng Tài chính khối ASEAN. Ảnh: Philippinesdaily

Sở Tài chính Philippines (DOF) cho biết, các lãnh đạo tài chính của 10 nước thành viên ASEAN sẽ thảo luận ​​tại Hội nghị các Nhà Đầu tư Tài chính Asean lần thứ 12, được tổ chức từ hôm nay (6/4) tại thành phố Lapu-Lapu, Philippines, đồng thời trao đổi ý kiếb về những tiến bộ đạt được kể từ khi Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) bắt đầu có hiệu lực cách đây 2 năm.

Các Bộ trưởng Tài chính hy vọng sẽ mở rộng đầu tư nội khối, nhằm tạo ra một thị trường duy nhất theo AEC.

Tuy nhiên, tiến trình hội nhập diễn ra tương đối chậm do các quốc gia thành viên không thể đạt được thoả thuận về các vấn đề như sự dịch chuyển trong nước của người lao động trong AEC. Thực tế, cộng đồng kinh tế vẫn còn thiếu một khuôn khổ quy định.

ASEAN còn bị thách thức bởi những nỗ lực trong việc kết hợp các hệ thống chính trị khác nhau với nhiều mức độ phát triển kinh tế và hệ thống luật pháp khác nhau sẽ càng làm thách thức hơn nữa tiến trình hội nhập.

Tuy nhiên, khối này đang rất thu hút sự chú ý của quốc tế khi ASEAN sẽ kỷ niệm 50 năm thành lập trong năm nay.

Trong hội nghị lần này, các chuyên gia tài chính cũng sẽ giải quyết các vấn đề khác như kết nối khu vực, đầu tư cơ sở hạ tầng, thương mại điện tử và tạo thuận lợi cho thương mại.

Hội nghị cũng là một trong những sự kiện quan trọng của các quan chức tài chính và ngân hàng trung ương hàng đầu của ASEAN, từ đó dẫn đến cuộc họp chung của các Bộ trưởng Tài chính và Ngân hàng Trung ương ASEAN lần thứ 3 diễn ra vào ngày mai (7/4).

Các Bộ trưởng Tài chính và các thống đốc ngân hàng trung ương của ASEAN cũng thảo luận về các biện pháp để củng cố các cam kết của ASEAN trong việc hội nhập và hợp tác tài chính, giữa bối cảnh nhiều làn sóng mới và những bất trắc khác trong nền kinh tế toàn cầu hiện nay.

Bảo Nghi (Lược dịch từ ANN & Philippinesdaily)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 43:
Hội nhập kinh tế vẫn là cốt lõi của chương trình nghị sự ASEAN

Phát biểu tại phiên họp toàn thể Hội nghị cấp cao ASEAN đang diễn ra ở Jakarta, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long ngày 5/9 cho rằng ASEAN phải nhanh chóng phát triển các lĩnh vực tăng trưởng mới, đặc biệt là nền kinh tế xanh và kinh tế kỹ thuật số.

Hội nhập kinh tế vẫn là cốt lõi của chương trình nghị sự ASEAN
ASEAN lạc quan với mục tiêu về thị trường duy nhất

ASEAN tin tưởng rằng mục tiêu thành lập một thị trường duy nhất sẽ không còn xa và ASEAN sẽ tiếp tục hướng tới mục tiêu này vì lợi ích chung của người dân và không để ai bị bỏ lại phía sau.

ASEAN lạc quan với mục tiêu về thị trường duy nhất
RCEP sẽ mở ra “kỷ nguyên châu Á” mới

Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực (RCEP) sẽ có hiệu lực vào ngày 1/1/2022, kể từ sau khi 6 quốc gia thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) trong đó có Singapore, Thái Lan, Việt Nam và 4 nước đối tác bao gồm Trung Quốc, Nhật Bản, New Zealand và Australia đã phê chuẩn hiệp định.

RCEP sẽ mở ra “kỷ nguyên châu Á” mới
Những thách thức mới đối với ASEAN

Năm 2020 đánh dấu nửa chặng hành trình 10 năm hướng tới hiện thực hóa Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025. Hành trình này bắt đầu với việc chính thức thành lập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, và hướng tới sự hội nhập khu vực sâu sắc hơn về chính trị và an ninh trong 5 năm tới.

Những thách thức mới đối với ASEAN

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top