ClockThứ Năm, 25/04/2019 06:42

Đông Nam Á trước nguy cơ trở thành bãi rác thải nhựa khổng lồ

TTH.VN - Các quốc gia, đặc biệt là ở khu vực Đông Nam Á – những nước không có chính sách cấm nhập khẩu chất thải nhựa, có nguy cơ sẽ trở thành bãi thải độc hại, Liên minh thay thế lò đốt rác (GAIA) cảnh báo.

ASEAN chung tay chống rác thải nhựa đại dươngĐông Nam Á khước từ nhập khẩu phế phẩm nhựaCảnh báo tình trạng “nghiện” sử dụng nhựa ở Đông Nam Á

Một đứa trẻ nhặt rác ở bãi rác tại Malaysia. Ảnh: Getty

Theo một báo cáo được mới công bố ngày 23/4 của GAIA, chất thải nhựa từ các quốc gia công nghiệp hóa cao được gửi lại cho các nước đang phát triển sau khi Trung Quốc áp đặt lệnh cấm nhập khẩu và xử lý chất thải nhựa vào năm 2018.

Điều phối viên toàn cầu của phong trào “Giải phóng khỏi đồ nhựa” (“Break Free from Plastic”) - ông Von Hernandez cho biết chất thải nhựa được vận chuyển đến các nước Đông Nam Á đang "biến những nơi từng rất sạch sẽ và thịnh vượng thành bãi rác độc hại". "Đó là sự bất công cao độ khi các quốc gia và cộng đồng có ít năng lực và nguồn lực để xử lý ô nhiễm nhựa lại đang bị nhắm đến như là “lối thoát” cho nhựa phế liệu do các nước công nghiệp tạo ra”, ông nhận xét.

Nghiên cứu của GAIA đã liệt kê Mỹ, Anh, Đức và Nhật Bản là một trong những nhà xuất khẩu phế liệu nhựa hàng đầu. Trong khi đó, Indonesia, Malaysia và Thái Lan chịu gánh nặng của các lô hàng chất thải nhựa được định tuyến lại, mặc dù Malaysia và Thái Lan đã áp đặt các hạn chế vào giữa năm 2018. Việt Nam cũng tăng cường kiểm soát chặt chẽ phế liệu nhựa nhập khẩu.

Dòng chất thải nhựa ở các quốc gia này dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, gây thiệt hại cho mùa màng và gây ra các bệnh hô hấp do hít phải khói độc từ nhựa bị đốt cháy, đồng thời hình thành tội phạm có tổ chức liên quan đến hoạt động tái chế nhựa bất hợp pháp.

Nhà vận động cấp cao của Greenpeace Đông Á Kate Lin nói rằng, khi một quốc gia thắt chặt chính sách nhập khẩu, các nguồn chất thải nhựa chuyển sang các quốc gia khác vẫn chưa điều tiết được.

Ngoài Đông Nam Á, Ấn Độ và Thổ Nhĩ Kỳ cũng là những nước tiếp nhận chất thải nhựa ở mức cao.

Bảo vệ các nước đang phát triển

Trong bối cảnh Trung Quốc chuyển sang thắt chặt chính sách nhập khẩu chất thải nhựa, tình trạng xuất khẩu loại vật liệu này nhìn chung đã giảm từ 11,34 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2016 xuống còn 5,83 triệu tấn trong 11 tháng đầu năm 2018.

Mặc dù tổng lượng xuất khẩu giảm, GAIA cũnglưu ý rằng sản xuất nhựa dự kiến ​​sẽ tăng 40% trong thập kỷ tới. Theo nhà vận động cấp cao Kate Lin, các nhà sản xuất hàng tiêu dùng nên giảm bao bì nhựa sử dụng một lần và chuyển sang hệ thống tái sử dụng để thay thế.

“Các hệ thống tái chế có thể không bao giờ theo kịp quá trình sản xuất nhựa, vì chỉ 9% nhựa được sản xuất được tái chế. Giải pháp duy nhất cho ô nhiễm nhựa là sản xuất ít nhựa hơn", bà Lin nói thêm.

Đối với sự can thiệp của cộng đồng quốc tế, điều phối viên của GAIA - ông Beau Baconguis nói rằng điều tối thiểu có thể làm là đảm bảo các quốc gia được quyền biết những gì được đưa vào bờ biển của họ.

Hội thảo về Công ước Basel, một điều ước quốc tế về xử lý chất thải nguy hại, dự kiến diễn ra từ ngày 29/4 – 10/5 sẽ thảo luận về đề xuất của Na Uy trong việc mở rộng hệ thống "đồng ý trước" đối với chất thải nhựa. Hệ thống này yêu cầu các nhà xuất khẩu tìm kiếm sự cho phép từ các quốc gia đích đến trước khi có thể gửi chất thải nguy hại của mình đến quốc gia đó. "Tuy nhiên, cuối cùng, các nước xuất khẩu cần phải giải quyết vấn đề ô nhiễm nhựa ngay trong nước, thay vì chuyển gánh nặng cho các cộng đồng khác”, ông Bac Bacuuis nhấn mạnh.

Tố Quyên (Lược dịch từ Rappler)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

TƯƠNG LAI NĂNG LƯỢNG TÁI TẠO ĐÔNG NAM Á:
Động lực tài chính đang gia tăng

Trong bối cảnh nhu cầu năng lượng tăng cao và sự tập trung vào năng lượng tái tạo ngày càng lớn để đạt được các mục tiêu phát thải ròng bằng 0, Đông Nam Á - vùng đất sở hữu nhiều ánh nắng mặt trời và những tiến bộ trong công nghệ năng lượng mặt trời - sẽ mang đến cơ hội đáng kể cho hoạt động tài trợ năng lượng tái tạo.

Động lực tài chính đang gia tăng
Nhật Bản: Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

Khi vấn đề giải quyết ô nhiễm nhựa được đưa ra thảo luận trên các bàn đàm phán toàn cầu, với một cách thức riêng biệt, Naomi Arimoto, một thợ làm móng người Nhật Bản đang lồng ghép mối quan tâm này vào các tác phẩm của mình.

Nhật Bản Độc đáo làm móng từ rác thải nhựa

TIN MỚI

Return to top