ClockChủ Nhật, 26/02/2017 14:20

Dùng công nghệ để cứu rừng

Các công ty có nhu cầu nhập gỗ của Brazil nếu không muốn vô tình tiếp tay cho nạn chặt phá rừng ở nước này thì đã có một nền tảng công nghệ trợ giúp họ.

UNESCO kêu gọi bảo vệ các hệ sinh thái rừng ngập mặnCOP 21: Nhiều nước châu Phi cam kết phục hồi rừng tự nhiên

Các xưởng cưa xử lý gỗ bị khai thác trái phép trong rừng Amazon tại khu vực gần Rio Pardo, huyện Porto Velho, bang Rondonia, Brazil - Ảnh: Reuters

Ứng dụng công nghệ có tên Responsible Timber Exchange do nhóm bảo vệ môi trường BVRio xây dựng với mục tiêu cung cấp thông tin truy xuất nguồn gốc gỗ, để đảm bảo các loại gỗ khai thác bằng con đường phi pháp không có cơ hội lọt vào những chuỗi cung cấp ra thị trường toàn cầu.

Ứng dụng này được xây dựng từ cơ sở dữ liệu của Chính phủ Brazil và các bản đồ vệ tinh bắt đầu đưa vào sử dụng từ tháng 11 năm ngoái. Nó giúp cả người bán lẫn người mua gỗ đều có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ cũng như giấy chứng nhận hợp pháp của các mặt hàng gỗ.

Theo đó, người dùng có thể theo dõi được lộ trình của gỗ từ lúc ở rừng đến khi đưa tới những xưởng cưa, xẻ và tới lúc có mặt ở thị trường xuất khẩu.

Ông Mauricio de Moura Costa, giám đốc phụ trách các hoạt động của Tổ chức BVRio, chia sẻ: “Nền tảng công nghệ này có khả năng xác định được các yếu tố phi pháp trên toàn chuỗi cung cấp. Theo đó, chúng tôi muốn tạo ra một môi trường kinh doanh giúp người mua có thể mua được sản phẩm gỗ hợp pháp theo cách dễ dàng hơn, khi việc xác minh tính hợp pháp của một doanh nghiệp là rất khó khăn”.

Theo cơ quan bảo vệ môi trường của Brazil, nạn khai thác rừng trái phép là nguyên nhân gây ra tới 90% số vụ phá rừng ở Brazil, quốc gia sở hữu những cánh rừng nhiệt đới lớn nhất thế giới. Còn theo ông Costa, hơn một nửa số gỗ khai thác từ các cánh rừng ở vùng nhiệt đới đang buôn bán toàn cầu được cho là do các nhóm lâm tặc tuồn ra thị trường.

Không những phá rừng, các công ty chuyên khai thác gỗ trái phép cũng thường xuyên liên đới với các loại hình tội phạm khác như bóc lột lao động, thâu tóm đất đai phi pháp, phá hoại môi trường và lấn chiếm diện tích sinh sống của các nhóm người thiểu số.

Nền tảng ứng dụng BVRio cũng cung cấp đường link thông tin tham khảo chéo về các doanh nghiệp và cá nhân kinh doanh gỗ tới những dữ liệu chính thức, để biết họ có bị chính quyền địa phương hay nhà nước xử phạt vì các sai phạm như bóc lột lao động, không nộp thuế hay gây hại môi trường không.

Ứng dụng công nghệ của BVRio phân tích các bản kế hoạch mà doanh nghiệp đã nộp lên cơ quan quản lý, cộng thêm các dữ liệu thông tin khác để đảm bảo những doanh nghiệp nào là đơn vị được cấp phép kinh doanh khai thác gỗ tại Brazil.

Một trong số hơn 200 doanh nghiệp có mặt trên ứng dụng Responsible Timber Exchange là Công ty Amata, chuyên cung cấp gỗ cho các khách hàng ở Mỹ và châu Âu.

Ông Dario Guarita Neto, giám đốc điều hành của Amata, chia sẻ lý do vì sao doanh nghiệp của ông sẵn sàng cung cấp dữ liệu cho BVRio: “Lợi ích của Công ty Amata trong nền tảng của BVRio là rất rõ ràng: tìm được những người mua tốt nhất cho các sản phẩm gỗ đã được chứng nhận của chúng tôi”.

Có tới 90% sản phẩm của Amata xuất đi thị trường các nước vì theo ông Neto, doanh nghiệp của ông không cạnh tranh nổi ở thị trường nội địa vốn đã bão hòa với các loại gỗ khai thác trái phép có giá rẻ hơn nhiều.

Trong khi một số doanh nghiệp làm ăn chân chính đặt nhiều kỳ vọng vào sự giúp ích của nền tảng ứng dụng mới, cũng có những người cho rằng BVRio hiện vẫn đang lệ thuộc quá nhiều vào dữ liệu thông tin do chính phủ cung cấp, mà những thông tin này rất có thể bị thao túng bởi các dạng thức tội phạm khác.

Chuyên gia bảo vệ rừng Daniel Brindis của Tổ chức Greenpeace đặt vấn đề: “BVRio có thể khẳng định được thông tin trên các dữ liệu của họ, nhưng vấn đề ở chỗ liệu những dữ liệu đó có được cung cấp chính xác không?”.

Bởi theo ông Brindis, tại Brazil gỗ phi pháp cũng thường xuyên được “rửa” theo như cách rửa tiền tại các quốc gia khác, khi nó được “bơm” vào thị trường thông qua các doanh nghiệp hoạt động hợp pháp.

Theo Tuổi trẻ

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao

Sáng 21/12, Trường đại học Y - Dược, Đại học Huế (ĐHH) tổ chức hội thảo tổng kết khoa học và công nghệ (KHCN) giai đoạn 2019-2024 và xây dựng chiến lược phát triển nhiệm kỳ 2025-2030. Đến dự hội thảo có đại diện lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo, các bộ, ngành liên quan và các nhà khoa học, lãnh đạo Trường đại học Y - Dược, ĐHH.

Triển khai 932 nhiệm vụ khoa học và công nghệ đạt chất lượng cao
Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt

Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) ngày 13/12 công bố báo cáo “Tương lai của năng lượng địa nhiệt” cho hay, trong bối cảnh nhu cầu điện toàn cầu dự kiến tăng mạnh, các công nghệ mới đang mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt để cung cấp năng lượng sạch 24/7 tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Đột phá công nghệ mở ra tiềm năng to lớn của năng lượng địa nhiệt
Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Đó là nội dung của hội nghị do Trung tâm Ứng dụng Tiến bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN), Sở KH&CN tổ chức, giới thiệu và chuyển giao đến các cá nhân, đơn vị, doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh vào chiều 9/12.

Kết nối, chuyển giao công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp
Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

Đó là chủ đề tại hội thảo khoa học do Sở Khoa học và Công nghệ (KH&CN) tổ chức vào ngày 22/11, với sự tham gia của các sở, ban, ngành liên quan, nhà khoa học, doanh nghiệp, chính quyền địa phương để cùng nhau bàn luận các giải pháp, tháo gỡ vướng mắc trong phát triển dược liệu, nhất là vấn đề liên kết sản xuất, chế biến và tiêu thụ các sản phẩm từ dược liệu.

Thúc đẩy liên kết phát triển dược liệu bền vững

TIN MỚI

Liên kết hữu ích
Return to top