ClockThứ Ba, 24/04/2018 14:05

EU, Liên Hiệp quốc tìm cách tăng viện trợ cho Syria

TTH.VN - Liên minh châu Âu (EU) và Liên Hiệp Quốc (UN) ngày 24/3 vừa chính thức bắt đầu hội nghị kéo dài 2 ngày nhằm thống nhất tăng cường viện trợ cho Syria, đồng thời tái củng cố tiến trình hòa đàm Geneva.

Anh – Mỹ cân nhắc thêm biện pháp trừng phạt với Tổng thống SyriaEU bác khả năng áp thêm biện pháp trừng phạt Nga và SyriaUNICEF: 25.000 người phải di dời do các cuộc tấn công quân sự ở Aleppo, Syria

Ảnh minh họa: AFP News

Theo đó, các nhà tài trợ, các tổ chức viện trợ và LHQ sẽ tập trung tại Brussels để tham gia hội nghị thường niên lần thứ 7 nhằm tìm cách tạo dựng tương lai của Syria, trong khi các thanh tra quốc tế tiến hành điều tra về cuộc tấn công hóa học tại thị trấn Douma.

Hãng tin AFP đưa tin, các quan chức EU hi vọng mức viện trợ mới sẽ vượt qua con số 6 tỷ USD đã được cam kết tại hội nghị diễn ra hồi năm 2017.

Tuyên bố được đưa ra trong bối cảnh một quan chức EU cho biết đã có ít nhất 700.000 người phải di tản trong suốt 4 tháng qua. Ngoài ra, ước tính có tổng cộng hơn 5,1 triệu người Syria vô tội buộc phải bỏ trốn khỏi đất nước và 13 triệu người khác đang rất cần viện trợ nhân đạo.

Đan Lê (Lược dịch từ AFP)

ĐÁNH GIÁ
Hãy trở thành người đầu tiên đánh giá cho bài viết này!
  Ý kiến bình luận

BẠN CÓ THỂ QUAN TÂM

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới

Tham gia Sự kiện đặc biệt về Giáo dục chuyển đổi - một phần của Diễn đàn chính trị cấp cao (HLPF) đang diễn ra và hướng tới Hội nghị thượng đỉnh Tương lai sắp tới vào tháng 9/2024, Tổng thư ký LHQ António Guterres nhấn mạnh giữa cuộc khủng hoảng toàn cầu về giáo dục hiện nay, cần một “sự thay đổi mạnh mẽ” để hình thành một thế giới hòa bình, bền vững và công bằng hơn.

LHQ kêu gọi “sự thay đổi mạnh mẽ” để chuyển đổi giáo dục trên toàn thế giới
Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói

Trong Báo cáo Phát triển Bền vững năm 2024, Liên hợp quốc cho biết, thế giới đang đi chệch hướng trong hầu hết các mục tiêu phát triển bền vững đã được thống nhất trong năm 2015, chẳng hạn như giải quyết tình trạng đói nghèo, bảo vệ môi trường...Theo báo cáo, nguyên nhân dẫn tới sự tụt hậu này được cho là do sự thiếu hụt nguồn tài trợ, căng thẳng địa chính trị và tác động nặng nề từ đại dịch COVID-19.

Thế giới đang đi chệch hướng trong các mục tiêu về môi trường, sức khỏe và nạn đói
Return to top